* Luật Sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng
Cảm Tưởng Sau Khi Đọc: ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM của tác giả Lý Thái Hùng
Sau khi đọc xong tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam, chúng tôi xin được phát biểu đôi điều cảm nghĩ về tác giả vá tác phẩm như sau:
I/- Về cảm nghĩ đối với tác giả Lý Thái Hùng
Sau khi đọc sơ lược tiểu sử tác giả nơi trang bìa tác phẩm, chúng tôi thấy cảm thông, gần gũi với tác giả hơn, dù chỉ có dịp gặp mặt một lần khi ông đến Houston cách nay khỏang 1 năm.Cảm tính này bắt nguồn từ phẩm chất của một người đấu tranh được tìm thấy nơi tác giả. Đó là phẩm chất có tính toàn diện của một người đấu tranh: Kiến thức, kinh nghiệm, tinh thần kiên trì đấu tranh và lịng đam mê, nhiệt thành trong họat động đấu tranh cho mục tiêu, lý tưởng của mình, cũng là mục tiêu chung của những tổ chức và cá nhân khơng cộng sản đã và đang theo đuổi trong nhiều thập niên qua, đĩ là bằng mọi cách giải thể chế độ độc tài tịan trị cộng sản, để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị cho đất nước.
Thật vậy, với kiến thức chuyên môn của một kỹ sư công chánh tốt nghiệp tại một đại học nổi tiếng của Nhật, với thời gian tham gia lao vào trường tranh đấu cho mục tiêu và lý tưởng rất sớm, ngày từ những ngày đầu sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã tích lũy cho tác giả nhiều kinh nghiệm đấu tranh, và với tinh thần tham gia đấu tranh kiên trì, đam mê, nhiệt thành, liên tục, không mệt mỏi, đã thể hiện phẩm chất cần có của một nhà đấu tranh và đủ để có thể đảm đương vai trò lãnh đạo đấu tranh, như thực tế hiện nay, tác giả đã được chính đảnh của ông là đảng Việt Tân tin nhiệm trong chức vụ Tổng Bí Thư của đảng này.
Theo tiểu sử, tác giả Lý Thái Hùng sanh năm 1952, nghĩa là khi mất Miến Nam vào ngày 30-4-1975, ông mới 23 tuổi, năm nay tính ra ông đã 55 tuổi, chúng tôi nghĩ tác giả hiện là người trẻ nhất trong thế hệ tranh đấu thứ nhất ở hải ngoại cũng như ở trong nước. Với phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, lòng đam mê, nhiệt thành đấu tranh vốn có, chúng tôi tin là tác giả Lý Thái Hùng sẽ có cơ hội đóng góp được nhiều cho đất nước trong giai đọan hậu cộng sản, trong nền dân chủ da nguyên sắp tới đây tại Việt Nam.
II/- Về cảm nghĩ sau khi đọc tác phẩm” Đông Âu Tại Việt Nam”.
1.- Với tiêu đề tác phẩm “Đông Âu Tại Việt Nam”, là một câu văn xác định, cho thấy niềm tin của tác giả cũng như nhiều người là “Việt Nam rồi cũng sẽ như Đông Âu” hay là “Việt Nam rồi cũng có một ngày như thế”. Nghĩa là chế độ độc tài toàn trị cộng sản hiện nay tại Việt Nam sớm muộn gì cũng sẽ bị tiêu vong như các nước cùng chủng lọai “Xã hội chủ nghĩa” tại Đông Âu.
2.- Đọc toàn bộ nội dung tác phẩm gồm 10 chương, chương đầu, tác giả giới thiệu toàn cảnh biến động ở Đông Âu vào những năm cuối thấp niên 80, đầu thập niên 90, với bối cảnh lịch sự, động lực, thành phần tham gia, diễn biến các sự kiện và bài học kinh nghiệm chung cần rút ra từ cuộc cách mạng dân chủ đã đưa đến sự sụp đổ lần lượt các chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu, cũng như Liên Sô. Sau đó là 7 chương kế tiếp, tác giả đi vào diễn biến tình hình thực tế tại mỗi nước XHCN Đông Âu, theo trình tự thời gian Ba Lan (1980-1995), Hung Gia Lợi (1985-1994), Đông Đức (1989-1994), Tiệp Khắc (1989-1993) Bảo Gia Lợi (1989-1994) Lỗ Ma Ni (1988-1996) và Nam Tư (1989-1995).
Tất cả 8 chương đấu tác phẩm, được dàn dựng như làm nền cho hai chương cuối thể hiện chủ đề “Đông ÂuTại Việt Nam”. Đó là chương 9 “Việt Nam Trước Cơn Bão Dân Chủ Tại Đông Âu” và chương 10 “ Đông Âu Tại Việt Nam”. Nghĩa là bằng những diễn biến các sự kiện thực tế, từ tổng thể toàn Đông Âu đến tiểu thể tại mỗi nước, đã làm nên “Cơn Bão Dân Chủ” kéo sập các chế độ CS tại Đông Âu, cơn bão này đã tác động mạnh dền “Những diễn biến chính trị tại Việt Nam (1986-1995). Và qua đó, tác giả muốn chứng minh bằng thực tiễn cho sự khảng định của mình, rằng đã, đang và sẽ có “Một Đông Âu Tại Việt Nam”. Nói nôm na là “Việt Nam rồi cũng sẽ có một ngày như thế”. Tác giả viết:
“Những nan đề mà đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối diện không khác gì những vấn đề mà cách nay 17 năm, các đảng CS tại Đông Âu đã phải đối phó và thất bại. Nói cách khác, nếu 17 năm trước đây Việt Nam hòan toàn bất động trước cơn bão “dân chủ” thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, thì nay, những đợt sóng ngầm của trào lưu dân chủ hóa đang bắt đầu chuyễn động trong xã hội Việt Nam với những tín hiệu giống như đã từng báo hiệu sự sụp đổ của các chế độ độc tài cộng sản tại Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Bulgary, Albania, Romania và Nam Tư trong 2 năm 1989 và 1990”. (Trang 459-460).
Tất nhiên, do hòan cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội và vị trí địa lý, chính trị khác nhau, sự tiêu vong chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam chắc chắn sẽ không hòan toàn giống như sự sụp đổ các chế độ độc tài CS tại Đông Âu. Vì thế tác giả đã viết:
“Đương nhiên mỗi quốc gia có những hòan cảnh khác nhau nên không thể nào đối chiếu hay so sánh để có những kết luận tượng tự. Tuy nhiên, dù khác nhau về môi trường, lịch sử, văn hóa hay khả năng cai trị của mỗi đảng CS, đã là con người, dù sống tại Pháp, Việt Nam hay Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư Bulgaria. . .đều có chung một trái tim biết căm thù, một ý chí vươn lên từ những áp bức bất công, một long can đảm dám đối đầu với bạo lực và có cùng một ước mơ được sống trong bối cảnh tự do dân chủ. Chính những ước mơ giống nhau nơi từng con người phải đấu tranh để sống, đã là nhân tố chính để tạo ra biến cố Đông Âu và chắc chắn người Việt Nam cũng sẽ nắm bắt thành quả trong thời gian trước mặt như người dân Đông Âu đã làm...” (Trang 519).
Để thực hiện ước mơ chung của loài người cũng như ước mơ riêng của người Việt Nam, tác giả “Đông Âu Tại Việt Nam” Lý Thái Hùng, trong phần cuối cùng của cuốn sách (chương X), đã đưa ra: “Những Giải Pháp Để Xây Dựng Dân Chủ Tại Việt Nam” và “Những Dự Phóng Tương Lai”. Những giải pháp và dự phóng tương lai này, có nhiều điểm chúng tôi nghĩ là khả thi hay đang xây ra hoặc sẽ xẩy ra và rồi đây sẽ được thực tế khẳng định.
Thật vậy, trong chương X (Đông Âu Tại Việt Nam) sau khi đưa ra “Những yếu tố đưa đến sự tan rã các chể độ cộng sản tại Đông Âu”, tác giả đã so sánh Đông Âu với Việt Nam, với nhận định rằng “đảng cộng sản Việt Nam hiện đang ở vào hoàn cảnh nguy kịch với 4 nan đề đã từng xẩy ra tại Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, v.v… nay lại được lập lại ngay trên đất nước Việt Nam”. Tác giả đã đưa ra 4 nan đề thực tế và cho rằng dù có cố gắng đến đâu cũng không giải quyết được, và tử lộ đối với chế độ này đã như một tất yếu. 4 nan đề đó là:
Diễn tiến phân liệt trong nội bộ đảng cộng sảnViệt Nam
Những chống đối của các lực lượng đối kháng trong nước
Những chống đối đa diện của quần chúng (Những vụ tự phát chống bất công xã hội; những vụ khiếu kiện, tố cáo tham nhũng, những vụ phản kháng tập thể
Áp lực quốc tế lên chế độ ngay gia tăng cường độ nhiều mặt (Chính Trị, Kinh Tế, Xã Hội. . .)
Trước những nan đề không thể giải quyết, và diễn biến tình hình chính trị trong vòng 20 năm qua, tác giả đã đưa ra 3 viễn cảnh:
Đảng cộng sản Việt Nam còn khả năng tiếp tục giữ nguyên trạng như hiện nay.
Đảng cộng sản Việt Nam dần dần biến thái thành một đảng không còn mầu sắc cộng sản (đổi tên đảng, tên nước, chia xẻ quyền hành với các chính đảng khác. . .)
Đảng cộng sản Việt Nam mất hết quyền lực, chế độ độc tài toàn trị sụp đổ như các nuớc CS Đông Âu
Trong 3 viễn cảnh trên, theo tác giả, CSVN đang muốn kéo dài viễn cảnh 1, nếu vì áp lực buộc thay đổi thì tụt thang xuống viễn cảnh 2. Trong khi chúng ta, các lực lượng dân chủ dân tộc thì muốn đẩy tới viễn cảnh thứ 3, vì có nhiều thuận lợi hơn cho dân tộc.
Để đạt được viễn cảnh thứ 3, tác giả đề nghị một phương cách là tiến hành “một cuộc đấu tranh giải phóng”, đó là cuộc đấu tranh toàn lực, toàn diện, “đấu tranh bằng mọi phương tiện, mọi phương pháp, mọi lề lối”. Một hình thái “đấu tranh vận dụng” với chủ điểm “Lấy chính nghĩa để vận động toàn dân, lấy chính nghĩa để vận dụng quốc tế, và lấy chình nghĩa để khuất phục kẻ thù” (trang 530). Tất cả nhằm đạt đến viễn cảnh thứ ba, cũng là mục tiêu tối hậu của sự nghiệp đấu tranh chung hiện nay: Chế độ độc tài toàn tị CS phải tiêu vong, chế độ dân chủ ña nguyên, pháp trị phải hình thành. Để đạt mục tiêu tối hậu này, theo tác giả , với bản chất ngoan cố của lãnh đạo CSVN, chúng ta không nên có những vọng tưởng về một số giải pháp đã được nhắc đến trong thời gian qua như:
“Chờ đơi thiện chí cải sửa hay tự thay đổi của lãnh đạo Hà Nội để đất nước được tốt đẹp hơn và người dân có tự do dân chủ”
“Những ào vọng sẽ đối thọai với lãnh đạo đảng CS để bàn thảo về con đường hợp tác hay chia xẻ trách nhiệm nào đó với họ để phát triển Việt Nam.
“Những ảo vọng là một phe nhóm nào đó trong đảng cộng sản VN sẽ đứng ra làm cuộc đảo chánh, hay tạo ra một cuộc chính biến nào đó hầu làm cho tình hình đất nứơc tốt đẹp hơn.
“Chờ đợi những thế lực ngọai quốc “can thiệp” giùm cho ta để có tự do dân chủ tại Việt Nam.
Bốn phủ định mạnh mẽ trên, thể hiện quan điểm cá nhân tácgiả, song trong vai trò đứng đầu một chánh đảng vốn bi nhiều dị nghị về chủ trương đường lối dấu tranh, thì phải chăng đây có thể là dịp để tác giả minh định chủ trương và đường lối đấu tranh của đảng ông là kiên định, trước sau như một: Không thỏa hiệp hay hòa giải hòa hợp với CS?
Chẳng thế mà, sau khi bác bỏ 4 giải pháp trên, tác giả đã cho rằng: “chúng ta chỉ còn một giải pháp, có phần chông gai và đòi hỏi sự kiên trì của toàn thể dân tộc, là dựa trên sức mạnh của người Việt Nam để vận động toàn dân tham gia đấu tranh cho đến khi nào chấm dứt ách độc tài cộng sản” (trang 536). Vẫn theo tác giả, thì giải pháp chấm dứt chế độ độc tài cộng sản tại Việt Nam phải là một cuộc đấu tranh dựa trên bốn tiềm lực chính:
Đại khối quần chúng tại quốc nội
Những người đảng viên cộng sản phản tỉnh
Các lực lượng đảng phái đấu tranh
Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại hải ngọai.
Sau khi đưa ra những yếu tố cần và đủ cho giải pháp đề nghị có tính nguyên tắc, tác giả đã đưa ra “Những dự phóng tương lai” gồm 3 giai đọan:
Giải quyết guồng máy độc tài cộng sản.
Xây dựng bối cảnh sinh họat dân chủ và đặt nền tảng cho sự phát triển
Tập trung phát triển Việt Nam toàn diện.
Thực tế những dự phóng trên đây của tác giả Lý Thái Hùng cĩ cơ thành tựu hay không, chúng ta hãy chờ xem.
Tóm lại, tác phẩm “Đông Âu Tại Việt Nam” là một tác phẩm chính trị có giá trị sử liệu và là một tổng kết kinh nghiệm đấu tranh chống và làm tiêu vong các chế độ độc tài, xây dựng dân chủ, từ một biến cố mang tầm vóc thế kỷ, biến cố Đông Âu. Có lẽ, tác giả là người đầu tiên đã có công sưu tầm khá đầy đủ các sự kiện đã làm nên biến cố Đông Âu, sắp xếp và hệ thống hóa các sự kiện để lý luận, chứng minh cho các luận điểm nhằm thành đạt chủ đích sau cùng: Thuyết phục người đọc không phải chỉ có niềm tin mà còn là một khẳng định thực tế rằng trong một tương lai không xa, sẽ có một “Đông Âu tại Việt Nam”. Nghĩa là, chẳng còn bao lâu nữa, chế độ độc tài toàn trị CS sẽ tiêu vong, chế độ tự do, dân chủ đa nguyên sẽ hình thành tại Việt Nam..
Vì vậy, chúng tôi cho rằng “Đông Âu tại Việt Nam” là một tác phẩm chính trị có tính nghiên cứu lý luận cho một chủ đề, nên có thể gọi là một “ tài liệu nghiên cứu, lý luận” rất hữu ích không riêng gì cho người hoạt động chính đảng hay dấn thân vào con đường đấu tranh cho mục tiêu dân chủ hóa Việt Nam, mà hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến vận mạng đất nước, tương lai dân tộc, muốn đi tìm lời giải đáp có căn cứ cho vấn nạn “Việt Nam đã và đang đi về đâu?”. Tất nhiên là sẽ đi đến dân chủ rồi. Nhưng sẽ đến dân chủ như thế nào, bằng cách nào? Hy vọng Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng, nếu không trả lời được hòan toàn, thì cũng giải đáp dược về cơ bản cho nhũng câu hỏi này.
Trân trọng cảm ơn và kính chào tất cả quý liệt vị đã theo dõi đôi điều phát biểu cảm tưởng của chúng tôi về tác giả Lý Thái Hùng và tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam.
Houston, ngày 11 tháng 2 năm 2007
Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét