16 tháng 2, 2007

Đọc sách “Đông Âu Tại Việt Nam”: Bản Án Thư Chính Trị

* Nhà báo Lý Kiến Trúc

* Hòa bình và Cơm áo. (VH)
* Hãy trả tự do cho những người không suy nghĩ giống mình. (ĐATVN)

Nhà báo Lý Kiến Trúc
tại buổi ra mắt sách
ở Nam California.
Mười lăm năm trước, tôi bắt gặp ở Sàigon một cuốn sách viết về “Kinh nghiệm Đổi mới - Hung Gia Lợi” của một tác gỉa ở Mỹ; sau này, qua Mỹ, tôi có đọc một cuốn viết về Người Việt tại Đông Âu cũng của một tác gỉa ở Mỹ; cho đến mãi năm 2004, tôi có dịp đặt chân đến bức tường cắt nước Đức làm hai mảnh, nói cho đúng hơn, đi tìm dấu vết còn sót lại sau trận tổng nổi dậy của nhân dân nước Đức.

Dưới chân bức tường đau khổ, thật là tội nghiệp, những cục gạch đá vỡ nát văng vẩy, bèn nhặt về Mỹ một cục. Tôi gọi cục đá Bá Linh này là hòn đá tảng che mắt dân chủ những nhà chuyên chế Việt Nam. Nhưng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi dạo bước trên một con phố thêng thang phía Đông Bá Linh; Ô kìa! bảng đường vẫn dựng tên: Đại lộ Karl Marx!

Rõ ràng là tôi chậm chân hơn tác giả Lý Thái Hùng. Nhìn bức ảnh ông đứng như trời trồng bên bức tường loang lổ mầu hoang phế từ năm 1990, ông đứng đó để làm gì? Hóa ra bây giờ ông mới bộc lộ, ông đi thâm cứu thực địa để thai nghén 10 năm đứa con chính trị đầu lòng của ông, đó là tập khảo luận dầy 600 trang được nắn nót đặt tên: “Đông Âu Tại Việt Nam”. Và tôâi rất lấy làm vinh hạnh khi nhận được bản thảo đầu tay của tác giả gởi đến tặng, tác giả có hỏi ý kiến tôi về tựa sách, tôi nhiệt tình tán thành tựa này.

Nhưng tôi cũng xin thưa với quí vị rằng, tôi đã trao đổi trước với ông Lý Thái Hùng rằng ông ra mắt sách “Đông Âu tại Việt Nam” chỉ với danh nghĩa một nhà biên khảo, chứ không với danh nghĩa là một lãnh đạo của một đảng chính trị - thì tôi OK. Ông Lý Thái Hùng cũng OK.

Tập Sách Đông Âu Tại Việt Nam Ra Mắt Tại Houston

* Trần Quang

Có đi tham dự buổi ra mắt sách Đông Âu tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng mới thấy rõ những nhiệt huyết của ông dành cho đất nước và những viễn cảnh lạc quan của công cuộc đấu tranh”. Đó là lời phát biểu của Trần Thị Kim sau khi tham dự buổi ra mắt sách vào chiều ngày 11 tháng 2 năm 2007 vừa qua tại US International Center của thành phố Houston. Ông Lý Thái Hùng cho biết đây là buổi ra mắt lần thứ ba của ông tại Hoa Kỳ sau hai buổi ra mắt tại San Jose ngày 28 tháng 1 và Orange County ngày 4 tháng 2.

Buổi ra mắt sách khai mạc lúc 2 giờ 30 với sự tham dự của 150 quan khách và đồng hương. Sau phần nghi thức khai mạc và lời chào mừng quan khách của Trưởng ban tổ chức là cựu đại tá Trương Văn Túc, bà Đàm Châu Hà đã giới thiệu thành phần quan khách gồm cựu Dân biểu Dương Thanh Tồn ,(Phật Giáo Hòa Hảo), Giáo sự Nguyễn Ngọc Bích, Luật sư Thiện ý Nguyễn Văn Thắng, Bác sĩ Trần Văn Thuần, Luật sư Hoàng Duy Hùng, ông Nguyễn Hữu Thiết (Liên Minh Quang Phục), ông Nguyễn Công Bằng (đảng Vì Dân), ông Nguyễn Tấn Trí (đảng Tân Đại Việt), ông Bùi Mạnh Quỳnh và David Nguyễn (Dân Xã Đảng), ông Đỗ Minh Đức (chủ tịch Cộng đồng người Việt Houston), nhà báo Trọng Kim (Ngày Nay), ông bà Hoàng Bách (Radio Tiếng Nước Tôi), ông bà Hải Lăng & Minh Thuý (Xây Dựng), ông Nguyễn Bình (SBTN Houston), nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, bà Trương Ngoc Anh (Radio Hoa Mai) và đặc biệt có sự tham dự của Giáo sư Nguyễn Chính Kết nhân dịp ông đến Houston nói chuyện với đồng bào vào ngày mồng 10 tháng 2.

“Đông Âu Tại Việt Nam” Hữu Ích Cho Những Ai Quan Tâm Đến Vận Mạng Đất Nước

* Luật Sư Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng

Cảm Tưởng Sau Khi Đọc: ĐÔNG ÂU TẠI VIỆT NAM của tác giả Lý Thái Hùng

Sau khi đọc xong tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam, chúng tôi xin được phát biểu đôi điều cảm nghĩ về tác giả vá tác phẩm như sau:

I/- Về cảm nghĩ đối với tác giả Lý Thái Hùng

Sau khi đọc sơ lược tiểu sử tác giả nơi trang bìa tác phẩm, chúng tôi thấy cảm thông, gần gũi với tác giả hơn, dù chỉ có dịp gặp mặt một lần khi ông đến Houston cách nay khỏang 1 năm.Cảm tính này bắt nguồn từ phẩm chất của một người đấu tranh được tìm thấy nơi tác giả. Đó là phẩm chất có tính toàn diện của một người đấu tranh: Kiến thức, kinh nghiệm, tinh thần kiên trì đấu tranh và lịng đam mê, nhiệt thành trong họat động đấu tranh cho mục tiêu, lý tưởng của mình, cũng là mục tiêu chung của những tổ chức và cá nhân khơng cộng sản đã và đang theo đuổi trong nhiều thập niên qua, đĩ là bằng mọi cách giải thể chế độ độc tài tịan trị cộng sản, để thiết lập chế độ dân chủ pháp trị cho đất nước.

Thật vậy, với kiến thức chuyên môn của một kỹ sư công chánh tốt nghiệp tại một đại học nổi tiếng của Nhật, với thời gian tham gia lao vào trường tranh đấu cho mục tiêu và lý tưởng rất sớm, ngày từ những ngày đầu sau khi cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm Miền Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã tích lũy cho tác giả nhiều kinh nghiệm đấu tranh, và với tinh thần tham gia đấu tranh kiên trì, đam mê, nhiệt thành, liên tục, không mệt mỏi, đã thể hiện phẩm chất cần có của một nhà đấu tranh và đủ để có thể đảm đương vai trò lãnh đạo đấu tranh, như thực tế hiện nay, tác giả đã được chính đảnh của ông là đảng Việt Tân tin nhiệm trong chức vụ Tổng Bí Thư của đảng này.

08 tháng 2, 2007

200 Đồng Hương Nam Cali Tham Dự Buổi Ra Mắt Sách "Đông Âu Tại Việt Nam".

* Hoàng Thiện

Trưa Chủ Nhật ngày 4 tháng 2 năm 2007, tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng đã được ra mắt độc giả thủ đô tỵ nạn tại Phòng sinh hoạt Nhật Báo Việt Báo trong một buổi sinh hoạt quy tụ khoảng 200 quan khách và đồng bào. Đây là buổi ra mắt lần thứ hai của tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam sau lần ra mắt đầu tiên vào ngày 28 tháng 1 tại Thư Viện Trung Ương San Jose. Hội trường Nhật Báo Việt Báo vốn ấm cúng nay lại được tô điểm thêm hàng trăm bức tranh của Họa Sĩ Đằng Giao đang triển lãm, nên đã làm cho hội trường rực rỡ trong những màu sắc tuyệt đẹp.

07 tháng 2, 2007

Chương IV - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Đông Đức

(Trích một phần từ: Chương IV - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Đông Đức trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Ngày 30-4-1945, Hitler tự sát, bộ chỉ huy Đức Quốc Xã tan rã, ngày 7-5, quân đội Liên Xô, Anh, Pháp và Hoa Kỳ tiến chiếm thành phố Bá Linh. Đức Quốc Xã đầu hàng vô điều kiện, toàn bộ nước Đức đặt dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô. Ngày 17-7, Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh họp thượng định ở Potsdam để quyết định về việc phân chia nước Đức như sau:

a/ Nửa phía Bắc vùng cựu Đông Pomerania dành cho Liên Xô chiếm đóng, và cho đến khi hiệp ước về nước Đức được ký kết thì vùng lãnh thổ phía Đông của hai con sông Oder và Neisse được trả lại cho Ba Lan, vì đây là vùng đất của Ba Lan bị Đức chiếm từ trước. Năm 1950, Đông Đức đồng ý sự phân ranh này và chọn hai con sông Oder và Neisse làm biên giới giữa Đông Đức và Ba Lan.

b/ Những vùng lãnh thổ còn lại được đặt dưới sự chiếm đóng của bốn nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Liên Xô, chia nước Đức thành hai vùng Đông và Tây. Thành phố Bá Linh nằm trong vùng Đông Đức, dưới sự kiểm soát của Liên Xô, nhưng cũng bị chia làm hai, Đông Bá Linh do Liên Xô kiểm soát, Tây Bá Linh do ba nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp chiếm đóng.

Chương III - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Hung Gia Lợi

(Trích một phần từ: Chương III - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Hung Gia Lợi trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Trong Đệ Nhị Thế Chiến, Hung Gia Lợi đứng về phe Đức Quốc Xã nên được lấy lại các lãnh thổ đã bị chia cắt. Nhưng khi Đức Quốc Xã thua trận, Hồng quân Liên Xô tiến vào Đông Âu và chiếm đóng Hung Gia Lợi từ cuối năm 1944, những lãnh thổ mà Hung Gia Lợi đã chiếm lại, nay bị Stalin lấy để trả lại cho một số nước. Thời gian này, lực lượng Cộng sản Hung rất yếu, chỉ có khoảng 3.000 đảng viên, nhưng nhờ Hồng quân Liên Xô giúp đỡ nên chỉ trong 3 tháng đầu năm 1945, số đảng viên tăng lên đến 150 ngàn người. Những người gia nhập đảng vào lúc đó hầu hết là nông dân nghèo khổ, công nhân và một số sinh viên trẻ. Họ hoàn toàn không biết gì về chủ nghĩa Cộng sản, gia nhập chỉ vì hy vọng vào lời hứa được đảng cho nhà ở, ruộng đất để có đời sống tốt đẹp hơn.

Ngày 1-2-1946, Hung tổ chức tổng tuyển cử, Zoltan Tidy được bầu làm Tổng thống và thiết lập nền Cộng Hòa, nhưng sau đó, Zoltan Tidy bị lực lượng Cộng sản chống đối nên phải từ nhiệm vào năm 1947. Từ những năm sau đó, lực lượng Cộng sản Hung, dưới tên đảng Công Nhân Xã Hội Hung Gia Lợi (Hungarian Socialist Workers’ Party) đã lấn chiếm chính quyền và khống chế sinh hoạt chính trị theo chiều hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1953, Imre Nagy được đảng đề cử làm Thủ tướng, nhưng vì ông đưa ra đường lối cải tổ về nông nghiệp và thị trường tiêu thụ khác với Liên Xô nên bị áp lực phải từ chức vào ngày 18-4-1955. Lakoshi thuộc phe giáo điều được đưa lên thay thế. Sau khi lên cầm quyền, Lakoshi thiết lập thể chế độc tài và bạo lực còn khắc nghiệt hơn khuôn mẫu của Stalin. Gần 13 triệu đàn ông Hung Gia Lợi bị rơi vào vòng khống chế của guồng máy công an, có người bị quản thúc, tra tấn, cưỡng chế lao động với những tội danh vu vơ. Mục tiêu của Lakoshi là tạo ra một mạng lưới khủng bố để không ai dám có ý tưởng chống lại chế độ.

Chương II - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan

(Trích một phần từ: Chương II - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Ba Lan trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Ngày 21 tháng 4 năm 1945, một nhóm đảng viên cộng sản Ba Lan do đảng Cộng sản Nga huấn luyện và đỡ đầu từ thập niên 30 đã họp ở thành phố Chelm để thành lập chính phủ kháng chiến, bất chấp sự hiện hữu của chính phủ lưu vong Ba Lan lúc đó đang tỵ nạn Đức Quốc Xã tại Anh. Vì thiếu lực lượng và lại sợ phe cộng sản nắm hết quyền bính nên các phe phái khác (kể cả chính phủ lưu vong ở Luân Đôn), đành miễn cưỡng tham gia chính phủ liên hiệp với đảng Cộng sản Ba Lan. Sau đó, bằng những thủ đoạn khủng bố và trấn áp, phe cộng sản đã tiêu diệt gần hết tiềm lực của các tổ chức khác trong chính quyền liên hiệp này. Năm 1946, Cộng sản Ba Lan đã dàn dựng ra cuộc trưng cầu dân ý, để vừa chính thức hóa vai trò lãnh đạo của mình, vừa quốc hữu hóa các xí nghiệp kỹ nghệ và cơ quan truyền thông. Trong hai năm 1947 và 1948, chính quyền cộng sản đã đưa ra một số Pháp lệnh để giải tán các đảng phái khác và ép buộc các nhân vật trong đảng Xã Hội Ba Lan phải gia nhập đảng Cộng sản, lúc đó đã đổi tên thành đảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan (Polish United Worker’s Party).

Chương I - Đông Âu

Bản Tóm Lược

(Trích một phần từ: Chương I - Đông Âu trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sau Đệ Nhị Thế Chiến, các đế quốc Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hòa Lan... đã phải từ bỏ tham vọng đế quốc và những thuộc địa của mình, chính thức thừa nhận nền độc lập của các dân tộc bị trị. Hơn 4 thập niên sau đó, đến lượt đế quốc Liên Xô phải hứng chịu định mệnh này, đầu tiên là tại Đông Âu rồi đến các Cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết.

Năm 1989, trận bão "Dân Chủ" đã thổi mạnh mẽ đến Đông Âu và Trung Âu, quét sạch "thành trì vô sản chuyên chính" do Stalin xây dựng vào những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt và các dân tộc của vùng đất này đang được hồi sinh, vươn mình đứng dậy sau hơn 40 năm dài sống trong gọng kềm Cộng sản.

Suốt 40 năm bị chi phối bởi khuynh hướng tả phái giáo điều, người dân sống trong các quốc gia Đông Âu vào thời đó không tin là mình được giải phóng hàng loạt. Cuộc cách mạng dân chủ đã xảy ra quá nhanh, quá ngoạn mục, đưa đến sự tan rã dồn dập của các chế độ Cộng sản tại đây, là một loạt những biến động nối kết không ai có thể ngờ, dù đã biết mọi sự trên đời không có gì bất biến.

Đôi Lời Của Tác Giả

* Lý Thái Hùng

Khi đưa tập bản thảo "Đông Âu Tại Việt Nam" cho một số vị để nhờ đọc và cho ý kiến, có vài vị đã nói với chúng tôi rằng tên quyển sách có thể tạo cho độc giả một ấn tượng sai lạc. Chúng tôi có xin quý vị này giúp đặt lại tên quyển sách. Sau khi đọc xong, các vị đã đề nghị những đề tựa như: Liệu Cơn Bão Đông Âu Có Đến Việt Nam Không?; Bài Học Đông Âu và Những Lời Giải Cho Vấn Nạn Việt Nam; Kinh Nghiệm Đông Âu và Giải Pháp Cho Việt Nam; Kinh Nghiệm Đông Âu: Thực Tại và Tương Lai Việt Nam; Kinh Nghiệm Đông Âu và Giải Phóng Việt Nam; Bài Học Đông Âu.

Những tựa đề nêu trên đều quảng diễn nội dung chính yếu của quyển sách mà chúng tôi muốn chuyên chở là những diễn biến đã xảy ra ở Đông Âu có thể nào được lập lại trên đất nước Việt Nam hay không?

Mặt khác, có vị cho rằng tựa đề tập sách không cân xứng với nội dung, khi dành đến 8 chương để trình bày chi tiết về những diễn tiến chính trị xảy ra tại các quốc gia ở Đông Âu trong khi chỉ có 2 chương đề cập về Việt Nam. Nếu là tựa đề này, phần trình bày về Việt Nam phải được phân tích kỹ hơn, nhiều hơn trong mối tương quan giữa Việt Nam và Đông Âu.

Trong khi đó, cũng có vị đề nghị nên giữ nguyên tựa sách lúc đầu vì khó có tựa đề nào ngắn hơn tựa đề hiện nay và tuy tựa đề này có thể tạo sự khó hiểu; nhưng sau khi đọc xong, độc giả sẽ hiểu dụng ý của chúng tôi.

Chương X - Đông Âu Tại Việt Nam

Bản Tóm Lược

(Trích một phần từ: Chương X - Đông Âu Tại Việt Nam trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Việt Nam rơi vào quỹ đạo cộng sản sau những biến chuyển của thế giới xuất phát từ thời Đệ Nhị Thế Chiến. Các nước trong vùng Đông Âu cũng vậy, nhưng tại Đông Âu, vai trò của Liên Xô mang tính chất quyết định trong tiến trình cộng sản hóa 8 nước trong vùng là Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Romania, Bulgaria, Albania và Nam Tư. Trong khi đó tại Việt Nam, vai trò quyết định trong tiến trình cộng sản hóa không luôn luôn nằm tại Mạc Tư Khoa, có những lúc Cộng sản Việt Nam thành công nhờ sự yểm trợ của Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Pháp - Việt, từ năm 1945 đến năm 1954. Cũng do sự yểm trợ của Bắc Kinh mà trong cơ cấu đảng Cộng sản Việt Nam, người ta thấy có sự xuất hiện của nhiều nhân vật lãnh đạo được Trung Quốc huấn luyện. Ngay cả sau này, vai trò của Trung Quốc trong việc hỗ trợ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào thời điểm quyết định của cuộc chiến Việt Nam năm 1975 là một yếu tố mà người ta không thể quên. Do đó, mặc dù Việt Nam giống Đông Âu ở tình trạng bị cộng sản thống trị và các đảng thống trị đều bị Liên Xô chi phối, ta cần thấy là khả năng chi phối của Mạc Tư Khoa tại Việt Nam có những khác biệt so với khả năng chi phối tại Đông Âu.

Mười bảy năm qua, người dân tại Đông Âu đã sống một cuộc đời mới dưới ánh sáng tự do dân chủ, trong khi đó, Việt Nam vẫn tiếp tục ngập chìm trong tình trạng lạc hậu, chậm tiến với nhiều nan đề mới nảy sinh từ những chính sách thay đổi vá víu của đảng Cộng sản Việt Nam trong hai mươi năm qua (1986-2006). Những nan đề mà đảng cộng sản Việt Nam đang phải đối diện không khác gì những vấn đề mà cách nay 17 năm, các đảng Cộng sản tại Đông Âu đã phải đối phó và đã thất bại. Nói cách khác, nếu 17 năm trước đây Việt Nam hoàn toàn bất động trước cơn bão ‘dân chủ’ thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, thì nay, những đợt sóng ngầm của trào lưu dân chủ hóa đang bắt đầu chuyển động trong xã hội Việt Nam với những tín hiệu giống như đã từng báo hiệu sự sụp đổ các chế độ độc tài cộng sản tại Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức, Bulgaria, Albania, Romania và Nam Tư trong hai năm 1989 và 1990.

Chương IX - Việt Nam Trước Cơn Bão Dân Chủ Tại Đông Âu

Bản Tóm Lược

(Trích một phần từ: Chương IX - Việt Nam Trước Cơn Bão Dân Chủ Tại Đông Âu trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Âu đã tác động mạnh mẽ vào Việt Nam. Lúc đó, từng người, tùy theo vị trí trong xã hội, đã có những phản ứng khác nhau.

Thành phần lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam, thì cố bưng bít mọi tin tức hoặc diễn giải sai lạc về những diễn biến xảy ra ở các nước Đông Âu và cương quyết chống lại xu hướng đa nguyên chính trị, cho đó là đầu dây mối nhợ đưa đến sự sụp đổ của chế độ và sự mất độc quyền cai trị của đảng. Họ tiếp tục cố thủ trong lô cốt giáo điều Mác-Lê để duy trì độc quyền cai trị, dù biết là chủ nghĩa này đã phá sản. Những người trí thức, văn nghệ sĩ và một số đông cán bộ đảng viên thì nhìn rõ là chủ nghĩa Mác - Lê không còn là ý thức hệ "ưu việt" như họ đã bị nhồi nhét và tin tưởng một cách mù quáng trong quá khứ. Trong số này, đã có người can đảm nhìn ra chính ý thức hệ Mác - Lê đang là chướng ngại ngăn cản đà phát triển của đất nước và sự tiến bộ của dân tộc. Đặc biệt là đã có một số văn nghệ sĩ viết bài ca ngợi dân chủ đa nguyên và tố cáo những tệ nạn trong xã hội do chế đố cực quyền sản sinh ra.

Trong khi đó, vì bị chế độ bưng bít mọi luồng thông tin từ bên ngoài và bị bộ máy tuyên truyền diễn dịch sai lạc về mục tiêu đấu tranh của các phong trào dân chủ tại Đông Âu, đại đa số quần chúng ở trong nước đã không có một nhận thức rõ ràng về các biến cố này nên tỏ thái độ thờ ơ. Một thiểu số tuy biết rõ các diễn biến nhờ những liên lạc và tin tức chia xẻ từ một số người thân đang tu nghiệp hoặc đang lao động tại các nước Đông Âu, nhưng cũng chỉ có phản ứng chờ đợi. Điều bất hạnh là vào thời gian này, những nhânvật đấu tranh tiêu biểu ở trong nước như Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh Mục Trần Đình Thủ, ông Võ Đại Tôn.... lại ở trong vòng lao lý hay dưới sự quản thúc của chế độ. Chỉ có người Việt tại hải ngoại, trực tiếp theo dõi những diễn biến tin tức qua các hệ thống truyền thanh và truyền hình quốc tế, thì rất phấn chấn trước những biến cố dồn dập tại Đông Âu, nhưng phản ứng của họ nói chung thì rất là phức tạp. Một số người thì có ý nghĩ "bất chiến tự nhiên thành", tức chờ đợi đảng Cộng sản Việt Nam tự tan rã do mất chỗ dựa vào khối Cộng sản quốc tế. Một số người khác thì chờ đợi những văn nghệ sĩ trí thức ở trong nước vùng lên làm cuộc chuyển đổi lịch sử. Những người tích cực ở các tổ chức đấu tranh thì tìm cách chuyển tin tức về trong nước và hỗ trợ những tiếng nói đối kháng để dấy lên phong trào dân chủ hóa Việt Nam.

Chương VIII - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Nam Tư

(Trích một phần từ: Chương VIII - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Nam Tư trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Dưới thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, hai phong trào kháng chiến chống Đức đã được thành lập. Một là tổ chức do Thống Chế Josip Broz Tito lãnh đạo, thuộc đảng Cộng sản Nam Tư đã hoạt động bí mật từ năm 1921. Hai là tổ chức của tướng Draja Mihailovitch quy tụ những nông dân và quân nhân ủng hộ ấu chúa là vua Pierre đang lưu vong tại Áo. Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, hai phong trào này thường có những sự phối hợp để chống lại Đức Quốc Xã, nhưng dần dần về sau, họ trở thành thù địch, và bên nào cũng lợi dụng quân Đức để tiêu diệt đối phương. Thống chế Tito được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đảng Cộng sản Liên Xô nên lần lần củng cố được lực lượng, và tới cuối năm 1942, Tito chiếm được một số lãnh thổ, tự thiết lập chính phủ kháng chiến. Trong khi đó, nhóm Mihailovitch lúc đầu được Đồng Minh giúp đỡ, nhưng đến năm 1943 thì bị Đồng Minh bỏ rơi. Tới năm 1944, chính phủ lưu vong của vua Pierre cũng bỏ rơi Mihailovitch. Lợi dụng lúc phe Đồng Minh mở cuộc tổng phản công quân Đức Quốc Xã tại các mặt trận Âu châu vào đầu năm 1945, Tito cũng tung lực lượng Cộng sản của mình chiếm giữ những phần đất do quân Đức bỏ lại, và khi lực lượng này tới vùng Belgrade, Hồng quân Nga mới kéo quân từ Đông Bắc xuống hợp lực với Tito để giải phóng Nam Tư.

Sau khi chiếm được chính quyền, Josip Broz Tito, một mặt đóng vai trò trung thành với Stalin như các nước Đông Âu khác; mặt khác thi hành chính sách cải tạo xã hội Nam Tư theo đường lối cộng sản của riêng mình. Tuy nhiên Tito theo đuổi giấc mộng như của Stalin là thành lập một chế độ Liên bang của vùng Balkans. Trong hai năm 1946 và 1947, Tito đã nhiều lần sang thăm viếng Bulgaria và Hung Gia Lợi để vận động cho việc thành lập liên bang bao gồm ba nước Nam Tư, Hung và Bảo nhưng đều thất bại. Chủ đích của Josip Broz Tito là không muốn lệ thuộc vào hệ thống Cộng sản do Stalin chỉ đạo, mà muốn thành lập một khối Cộng sản riêng ở vùng Balkan. Âm mưu của Tito khiến cho Stalin lo ngại nên tìm mọi cách ngăn chận.

Chương VII - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Romania

(Trích một phần từ: Chương VII - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Romania trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Năm 1944, Hồng Quân Liên Xô giúp vua Michael lật đổ chính quyền của Thống Chế Ion Antonescu, từ đó Romania lại đứng về phe Đồng Minh thân Liên Xô. Dưới áp lực của Liên Xô, vua Michael đã phải chấp nhận việc thành lập chính quyền liên hiệp với thành phần cộng sản Romania do Liên Xô huấn luyện và đào tạo từ thập niên 30. Cuối năm 1946, Romania tổ chức tổng tuyển cử, nhưng trong thực tế, nó là cuộc dàn dựng hợp pháp để đưa thành phần cộng sản lên cầm quyền, tiếm đoạt quyền lực từ vua Michael. Năm 1947, vua Michael bị ép buộc thoái vị, thành phần cộng sản lên cầm quyền, đổi tên nước thành Cộng Hòa Nhân Dân Romania vào ngày 30 tháng 12. Kể từ đó, đảng Cộng sản Romania áp dụng đường lối của Liên Xô để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa sắt máu.

Năm 1952, Gheorghe Gheorghiu Dej được bầu lên làm Tổng bí thư đảng Cộng Sản Lỗ, bắt đầu tách ra khỏi ảnh hưởng của Liên Xô để tiến lại gần Trung Cộng và Nam Tư. Ngày 22-8-1965, Romania công bố bản hiến pháp mới, đổi tên nước thành Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa Romania. Trong năm này, Gheorghe Gheorghiu Dej qua đời, Nicolae Ceausescu lên thay. Nicolae Ceausescu duy trì một ách độc tài tàn bạo với chủ trương sùng bái cá nhân bệnh hoạn. Đối nội, để bảo vệ vị trí của mình, Ceausescu cho lập một lực lượng công an độc lập, gồm 6 ngàn cô nhi được huấn luyện đặc biệt, coi vợ chồng Ceausescu là cha mẹ ruột, sẵn sàng thủ tiêu, trù dập bất kỳ ai dám chống lại quyền lực của lãnh tụ. Ceausescu không tin dùng người ngoài, đưa toàn bộ người thân trong gia đình nắm giữ những chức vụ then chốt trong đảng, nhà nước để mặc tình thao túng và hưởng thụ.

Chương VI - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Bulgaria

(Trích một phần từ: Chương VI - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Bulgaria trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Dưới sự chiếm đóng Hồng Quân Liên Xô, Bulgaria tổ chức trưng cầu dân ý chấm dứt chế độ phong kiến, thành lập chế độ Cộng Hòa Nhân Dân. Các đảng phái bị ép buộc phải tham gia Mặt Trận Tổ Quốc dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản Bulgaria. Tháng 9-1946, chính quyền liên hiệp ra đời dưới sự lãnh đạo của Kimon Georgiev, Tổng bí thư đầu tiên của đảng Cộng sản Bulgaria, một nhân vật được coi là trung thành với Liên Xô nhất trong các lãnh tụ Cộng sản ở Đông Âu vào thời đó.

Bulgaria là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, mặc dù hiện nay được coi là quốc gia "tân hưng công nghiệp" trong vùng Balkan. Ngay từ trước Thế Chiến Thứ Nhất, người Bulgaria ít có ai sở hữu nhiều đất đai rộng lớn, phần đông chỉ làm chủ từng mảnh đất nhỏ, năng suất canh tác rất kém. Từ năm 1899, người Bulgaria thành lập "Liên Minh Nông Dân", một lực lượng chính trị còn hoạt động đến ngày nay, để bảo vệ quyền lợi cho riêng giới nông dân, và nhờ vậy họ đã thắng trong cuộc tuyển cử năm 1919. Liên Minh Nông Dân dưới sự lãnh đạo của Stanborisk đã tranh thủ được hậu thuẫn trong những cuộc vận động nông dân. Sau khi cầm quyền, Stanborisk xúc tiến việc cải cách ruộng đất, thành lập hợp tác xã và thực hiện nhiều chính sách khá dân chủ. Uy thế chính trị của Liên Minh Nông Dân suy giảm sau khi Stanborisk bị sát hại trong cuộc đảo chánh năm 1923, nhưng lực lượng nông dân vẫn duy trì được sức mạnh lớn trong nền kinh tế Bulgaria.

Chương V - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Tiệp Khắc

(Trích một phần từ: Chương V - Cuộc Cách Mạng Dân Chủ Tại Tiệp Khắc trong tập sách "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng.)

Sơ Lược Bối Cảnh Lịch Sử

Bản đồ Tiệp Khắc trước khi phân chia vào năm 1991.
Cộng hòa Tiệp Khắc được chính thức thành lập vào ngày 14-11-1918, và trở thành trung tâm kinh tế và chính trị mẫu mực cho toàn vùng Trung Âu. Vào những năm gần cuối Thế Chiến Thứ Hai, Liên Xô bắt tay với Đồng Minh tổng phản công quân Phát xít Đức ở mặt trận phía Đông Âu Châu, Tổng thống Benes nhận định rằng Liên Xô sẽ chi phối quyền lực tại Đông Âu sau Thế Chiến, nên đã tìm cách liên lạc với Liên Xô và móc nối với những người lãnh đạo đảng Cộng sản Tiệp. Tháng 12-1943, chính quyền Benes ký một hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, và qua sự "đề nghị" của Stalin, các thế lực chống Phát xít Đức của Tiệp Khắc đã thành lập Mặt Trận Quốc Dân bao gồm nhiều đảng phái kể cả đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Dưới sự chiếm đóng của Hồng quân Liên Xô, Mặt Trận Quốc Dân tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 5-1946, đảng Cộng sản Tiệp Khắc chiếm 37,9% số ghế, trở thành đảng mạnh nhất. Tổng thống Benes chỉ định Klement Gottwalt, một cán bộ của đảng Cộng sản làm Thủ tướng, thành lập chính quyền liên hiệp.

04 tháng 2, 2007

Sự Tiến Triển Về Dân Quyền, Nhân Quyền và Xã Hội Dân Sự Qua Biến Cố Đông Âu

* Luật sư Đoàn Thanh Liêm

Công Cuộc tranh đấu cho Phẩm Giá và Quyền Con Người là một cuộc tranh đấu liên tục, sôi nổi và không hề khoan nhượng như đã diễn ra khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong vòng 40 - 50 năm gần đây. Đáng kể nhất là cuộc tranh đấu cho Dân Quyền của người đa đen ở Mỹ với biểu tượng lẫy lừng là Mục Sư Luther King, ở Nam Phi với Nelson Mandela. Tiếp theo, kể từ khi có Hiệp ước Helsinki năm 1975, thì phong trào đấu tranh cho Nhân Quyền đã bùng nổ ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Đông Âu, ở Liên Xô và ở cả Châu Mỹ La Tinh. Và kết cục đã đưa tới sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở toàn thể Đông Âu và cả ở Liên Xô vốn được người Cộng sản ca tụng là "thành trì của xã hội chủ nghĩa". Và kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, chiến tranh lạnh đã chấm dứt và cục diện thế giới đang bước sang một trang sử mới, với nhiều phấn khởi và hy vọng cho toàn thể nhân loại ở thế kỷ XXI ngày nay.

Nói chung, trong suốt thế kỷ XX, đặc biệt kể từ sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt vào năm 1945, công cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thuộc địa, về cơ bản đã hoàn thành trên khắp thế giới vào đầu thập niên 1960. Tiếp theo là cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở ngay nước Mỹ và đặc biệt ở Nam Phi, với thắng lợi dứt khoát vào thập niên 70 & 80. Rồi sau cùng là sự giải phóng khỏi chế độ Cộng sản ở Đông Âu và cả toàn thể Liên Xô vào đầu thập niên 90.

Những thắng lợi đó, mặc dù rất to lớn, thực ra, mới chỉ là một giai đoạn phá đổ nền chuyên chế, áp bức vốn được áp đặt trên con người, nhân danh những ý thức hệ lạc hậu, lỗi thời, như là "Sứ mệnh khai hóa của phương Tây đối với các dân tộc kém phát triển ở Á Châu, Phi Châu", "Sứ mệnh tranh đấu giai cấp để dành thắng lợi cho tầng lớp vô sản, được củng cố bởi nền chuyên chính vô sản" của hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo v.v...

Một Tài Liệu Rất Cần Được Đọc Để “Ôn Cố Tri Tân”, “Biết Mình Biết Người”

* Nhà báo Giao Chỉ Vũ Văn Lộc

MỞ ĐẦU

Tháng 4-1975 Sài Gòn thất thủ và từ đó quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa trình diện học tập cải tạo. Trong số hàng trăm ngàn chiến binh bị tù đày không người nào nghĩ rằng sẽ có ngày thiên đường Sô Viết xụp đổ. Khi cộng sản Việt Nam chiến thắng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ là lúc chế độ cộng sản toàn thế giới trở thành vô địch.

Đầu năm 1990, những người tù cải tạo đầu tiên được HO qua Hoa Kỳ, bước xuống phi trường San Francisco vẫn tưởng trong giấc mơ. Dù vậy cũng không ai nghĩ rằng chỉ một năm sau đảng cộng sản Liên Sô giải tán, toàn bộ Liên Bang Sô Viết xụp đổ.

Làm sao khối Cộng vĩ đại với hơn 70 năm xây dựng nên đế quốc Đỏ, thống trị một phần hai đất đai và ba phần tư dân số toàn cầu mà lại có ngày tan rã một cách nhẹ nhàng không cần đến binh đao?

Câu chuyện phải được ghi lại bằng những biến cố tiệm tiến rất đơn giản bắt đầu năm 1978 từ nước Ba Lan, một quốc gia Đông Âu trong Liên Bang Sô Viết.

Lịch sử của Ba Lan là chuỗi dài của bất hạnh từ thế chiến thứ nhất qua thế chiến thứ hai. Nằm giữa chiến trường Âu châu, Ba Lan luôn luôn chịu đựng sự xâm chiếm xâu xé của Đức và Nga. Trải qua biết bao năm trầm luân dâu bể.

Tập Sách “Đông Âu Tại Việt Nam” Sẽ Giúp Tìm Lời Giải Cho Các Nan Đề Của Việt Nam

* Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt

Nhìn lại thế kỷ vừa qua, đối với thế giới, có lẽ cuộc "cách mạng nhung" (velvet revolution) tại các quốc gia Đông Âu đã là biến cố chính trị lớn nhất và quan trọng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Qua cuộc cách mạng này, chủ nghĩa cộng sản đã chính thức cáo chung cùng với sự giải phóng hàng trăm triệu người khỏi ách nộ lệ, hận thù lầm than; chiến tranh lạnh với cuộc thi đua vũ trang trong thế đối đầu lưỡng cực đã chấm dứt; con người đã bước sang một kỷ nguyên mới trong niềm hy vọng của ổn định hợp tác, thịnh vượng và hòa bình.

Qua những choáng ngợp, kinh ngạc ban đầu khi các biến cố đã diễn ra thật bất ngờ, nhanh chóng, các nhà nghiên cứu sử, các nhà bình luận trên thế giới đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá tầm quan trọng, ảnh hưởng và những hệ lụy của các cuộc cách mạng này qua rất nhiều bài viết, sách báo ấn hành. Tuy nhiên, vì tầm vóc của vấn đề với muôn vàn phức tạp trong phạm vi của từng quốc gia và những quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong khối Cộng Sản Xô Viết với dẫy đầy những khuất tất gian trá, nên thời gian vẫn luôn là yếu tố cần thiết để các sự thật được sáng tỏ, những bí ẩn được khám phá giải mã giúp cho các nhận định, phân tích tổng hợp được cập nhật, đầy đủ và chính xác. Thiết tưởng sau 17 năm, khi lịch sử đã khai mở, việc nhìn lại những biến cố Đông Âu này cũng thật đúng lúc. Đặc biệt, việc nhìn lại này lại càng đúng lúc và cần thiết hơn nữa bởi lẽ chúng ta cũng đang hết sức nóng lòng cho những giải đáp trước những nan đề của Việt Nam hôm nay khi đất nước thân yêu một mặt vẫn đang phải hứng chịu sự cai trị của một chế độ hà khắc độc tài, phi dân tộc; mặt khác lại đang phải đối diện với nhiều thử thách khắc nghiệt trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế giới. Vì vậy có lẽ đây cũng là thời điểm mà tác giả Lý Thái Hùng đã chọn để cho ra đời tác phẩm biên khảo giá trị này.

"Đông Âu Tại Việt Nam" Đã Đem Đến Một Cái Nhìn Tích Cực Hơn Về Công Cuộc Đấu Tranh Hiện Nay

* Nhà văn Trùng Dương Nguyễn Thị Thái

Vào cuối thế kỷ 20 – một thế kỷ được đánh dấu bằng hai cuộc thế chiến kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, với khoảng gần 100 triệu người cả quân lẫn dân sự bị thiệt mạng; cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế vào năm 1929 chấn động toàn cầu; và các cuộc chiến tranh ý thức hệ cả lạnh lẫn nóng giữa thế giới tự do và chủ nghĩa cộng sản kéo dài gần một nửa thế kỷ – nhân loại đã được chứng kiến một loạt những biến cố vô cùng ngoạn mục và cảm động vào năm 1989, khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu lần lượt theo chân nhau tan rã sau khi Bức Tường Bá Linh xụp đổ. Sự tan rã của các chế độ cộng sản chư hầu tại Đông Âu sau đó đã kéo theo cả Liên Bang Sô Viết, là chế độ cộng sản đã tồn tại lâu dài nhất, từ năm 1917 tới năm 1991. Loạt biến cố này đã được mệnh danh là Cuộc Cách Mạng Nhung vì, trừ trường hợp của Romania, những chế độ cộng sản này đã xụp đổ qua các tiến trình dân chủ với các cuộc tổng tuyển cử tự do, không có cảnh máu đổ thịt rơi và người chết hoặc những màn đấu tố thanh trừng tàn khốc kiểu cách mạng cộng sản.

Lời Giới Thiệu Tập Sách Đông Âu tại Việt Nam

* Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích

Năm 1989, Đông-Âu CS gần như đổ cái ụp: Ở Ba-lan và Hung-ga-ri, đảng CS cầm quyền phải chấp-nhận bầu cử tự do, rồi Hung đổi tên đảng và tên nước còn ở Đông-Đức tuổi trẻ lên đường ào ạt tràn sang Tiệp, Áo và Hung để xin tỵ nạn ở Tây-Đức, dẫn đến sự từ chức của Honecker và tường Bá-linh sụp đổ vào tháng 11 năm đó, tiếp sau là sự từ chức của Todor Zhivkov ở Bun-ga-ri và Milos Jakes ở Tiệp, để đến tháng 12 thì vợ chồng Ceaucescu bị bắn ở Ru-ma-ni và Nam-tư chấp nhận đa đảng, chưa kể ba nước Baltic—Lithuania, Latvia và Estonia—cũng thoát khỏi đế-chế Liên-Xô trong cùng năm.

Sửng sốt trước hiện-tượng đó, lãnh-đạo ở Hà-nội liền cử ông Trần Xuân Bách, một ủy-viên Bộ Chính-trị Hà-nội kiêm bí-thư Trung-ương Đảng CSVN, thực-hiện một cuộc nghiên cứu cấp-tốc về những nguyên-nhân sụp đổ “long trời lở đất” này của thế-giới CS ở châu Âu.

Nhờ có một ê-kíp nghiên-cứu-viên khá xuất sắc dưới quyền, đa-phần có học ở Liên-Xô và các nước Đông-Âu về, chỉ ít tháng sau ông Trần Xuân Bách đã đưa ra được một bản tường-trình khá sâu sắc, gồm ba điểm theo một số nguồn tin:

"Đông Âu Tại Việt Nam" Quả Là Một Công Trình Biên Soạn Công Phu

* Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết

Về hình thức, tựa sách "Đông Âu tại Việt Nam" khá hấp dẫn và gợi nhiều hiếu kỳ, do bởi theo lẽ thường tình, Đông Âu ở tận trời Tây, còn vị trí Việt Nam ở bên nầy trời Đông của địa cầu thì làm sao mà Đông Âu lại có thể ở tại Việt Nam được? Sự thực, tác giả Lý Thái Hùng đã vận dụng kỹ thuật phóng chiếu các diễn biến chánh trị đưa dẫn đến sự sụp đổ thể chế Cộng sản tại các nước Đông Âu vào hoàn cảnh đất nước Việt Nam hiện vẫn còn đang nằm trong gông cùm Cộng sản độc tài đảng trị, tham nhũng, thối nát trong đường hướng mị dân "mở cửa", dối trá quảng bá mô hình kinh tế thị trường nhưng lại theo định hướng gọi là xã hội chủ nghĩa, mà không một ai xác định được "định hướng xã hội chủ nghĩa" cụ thể là thế nào.

Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt năm 1945 đập tan chế độ phát xít của nhà độc tài Hitler, đã dẫn đến sự hình thành hai khối Tây Âu và Đông Âu riêng biệt. Khối Tây Âu còn được gọi là Khối Tự do, còn Đông Âu bao gồm một số nước Đức, Bulgaria, Hungary, Rumania, Ba Lan, Tiệp Khắc, nằm phía Đông Âu Châu nên gọi là Đông Âu trong vùng đất do Hồng quân Liên Xô chiếm đóng, sau đó đã phải theo thể chế Cộng sản độc tài đảng trị, bị kềm chặt trong tổ chức COMECON tức "Hội Nghị Tương Trợ Phát Triển Kinh Tế" do Liên Xô cầm cán lãnh đạo, đối đầu với NATO tức "Tổ chức Minh Ước Đại Tây Dương" thụ hưởng chương trình tái thiết Marshall dưới quyền lãnh đạo của Hoa kỳ. Trong khối Đông Âu, riêng nước Đức đã bị phân chia làm hai: Tây Đức và Đông Đức, với thành phố Bá Linh là thủ phủ của nước Đức thời Hitler cũng bị phân chia thành hai khu Tây Bá Linh và Đông Bá Linh được ngăn đôi bằng một bức tường mang tính lịch sử. Lãnh địa của các nước Bulgaria, Rumania và Ba Lan là ba nước giáp giới với Liên Xô, cho nên toàn bộ Đông Âu tạo thành một vùng trái độn, được sử dụng như lá chắn thiên nhiên cho Liên Xô trong chiến lược phòng thủ đối đầu với Khối Tự Do.

Tác Phẩm "Đông Âu Tại Việt Nam" Ra Mắt Tại San Jose

* VNN

Quan khách tham dự buổi ra mắt sách tại San Jose
(San Jose - VNN) Trong hơn hai tuần lễ vừa qua, các hệ thống truyền thanh truyền hình Việt ngữ hải ngoại và đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, đã lần lượt giới thiệu tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam, khiến tạo một sự chú ý đặc biệt trong dư luận về câu hỏi lớn được nêu ra là: "Liệu cơn bão dân chủ Đông Âu có xảy ra tại Việt Nam hay không?". Chính vì mối quan tâm đó, hơn 200 đồng hương và quan khách đã tham dự buổi ra mắt lần đầu tiên tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng, một tên tuổi quen thuộc trong sinh hoạt đấu tranh và trên các diễn đàn truyền thông hải ngoại.

Buổi ra mắt khai mạc lúc 2 giờ chiều ngày 28 tháng 1 năm 2007 tại Thư Viện Trung Ương San Jose, quy tụ đông đảo những khuôn mặt tiêu biểu trong các sinh hoạt của cộng đồng như Hoà Thượng Thích Giác Lượng, Cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Giáo sư Lưu Khôn, Bình bút gia Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, cụ Nguyễn Hữu Hãn, cụ Trương Đình Sửu, cụ Võ Tư Đản, nhà văn Đỗ Quyên, nhà văn Hạo Nhiên Nguyễn Tiến Ích, nhà văn Thư Sinh, nhà báo Lâm Văn Sang, nữ Sĩ Ngọc Bích, nhà báo Duy Văn, nhà thơ Ngọc An, nhà văn Chu Tấn, Tiến Sĩ Lê Duy Cấn (Canada), Tiến sĩ Đỗ Hùng, Tiến sĩ Lê Hữu Phú, Kỹ sư Ngô Trọng Đức, Kỹ sư Võ An Bình, Cựu Trung Tá Bùi Đức Lạc, Cựu Trung Tá Trần Thành, Nhà báo Nguyễn Tường Tâm, nhà báo Anh Phương Trần Văn Ngà, Kỹ sư Nguyễn Tấn Đức, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, Tiến sĩ Hoàng Cơ Định, Tiến sĩ Hà Thế Ruyệt, ông Hồ Văn Khởi, ông Bùi Hữu Vị, ông Nguyễn Phú (Hội HO San Francisco) và các ký giả Du Phong, Lê Bình, Cao Sơn, Trần Chí Phúc, Nam Phong, Mây Lan, Hồ Bửu, Nguyễn Cần... cùng đông đảo đồng hương San Jose, Oakland, San Francisco, Sacramento, Stockton, Monterey... hiện diện.

02 tháng 2, 2007

Một Tài Liệu Đáng Được Các Người Tranh Đấu Dùng Để Tham Khảo

* Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng

Cuộc tranh chấp Quốc - Cộng tại Việt Nam, kéo dài từ thập niên 30-40 của thể kỷ 20 đến nay, trên căn bản là một cuộc tranh chấp ý thức hệ. Cho đến nay, kết luận quá rõ ràng là chủ nghĩa cộng sản đã chứng tỏ hoàn toàn thất bại trong công cuộc xây dựng đất nước và đem lại hạnh phúc cho người dân. Không những thế, chủ nghĩa này đã hủy hoại xã hội Việt Nam trên mọi phương diện và lưu lại nhiều tác hại trầm trọng lâu dài cho thế hệ tương lai.

Tất cả người dân Việt có ý thức, từ trong nước đến hải ngoại, kể cả các cán bộ cộng sản, đều công nhận không thể duy trì hình thức chính trị hiện nay mà cần phải thay đổi chế độ cộng sản mới mong có thể đưa đất nước Việt Nam bắt kịp đà tiến triển của nhân loại.

Tuy nhiên, mặc dầu ý thức hệ quốc gia với những ý tưởng: độc lập tự chủ, tự do dân chủ, kinh tế thị trường, xã hội công bẳng bác ái, văn hóa dân tộc khai phóng... đang là lý tưởng của người dân Việt hiện nay, nhưng chuyển đổi từ một chế độ cộng sản toàn trị sang một chế độ tự do dân chủ không phải là giản di nhanh chóng và dễ dàng.

Hiện nay, dầu bị bế tắc về chủ thuyết, chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ chế độ Hà Nội đã sẵn sàng hay đang bị hiểm nguy để phải chấp nhận dân chủ hóa Việt Nam. Cộng sản Hà Nội sẽ chỉ thực hiện những ’đổi mới’ vừa đủ để hội nhập vào cộng đồng thế giới mà vẫn duy trì được quyền độc tôn chính trị. Từ trước đến nay, cộng sản chỉ chịu lùi bước trước áp lực hay khi bị thất thế. Do đó, công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam cần phải mạnh mẽ và tinh vi hơn mới mong nhanh chóng đạt đến thắng lợi sau cùng.