14 tháng 4, 2007

Đài Á Châu Tự Do (RFA) Phỏng Vấn Ông Lý Thái Hùng

* Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA

2007.04.06

Đầu thập niên 1990, các chính phủ Cộng Sản Ðông Âu lần lượt sụp đổ. Ngay tức khắc, một số nhà bình luận thời cuộc tin rằng sự kiện lịch sử này sẽ trở thành một vết dầu loang chảy từ Châu Âu sang Châu Á, chấm dứt hẳn chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. Gần hai thập kỷ trôi qua, điều mà các nhà quan sát chính trị từng nói tới vẫn chưa trở thành sự thật. Các quốc gia cộng sản còn sót lại gồm Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam vẫn tồn tại, trong đó riêng trường hợp của Trung Quốc và Việt Nam còn được ca ngợi là những trường hợp tiêu biểu và tốt đẹp về các mặt đổi mới chính trị, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Cũng chính bởi các nỗ lực đó đã khiến cho các nhà phân tích thời cuộc suy xét lại, nghĩ rằng chuyện Ðông Âu sẽ không tái diễn.

Tại sao chuyện từng xảy ra ở Ðông Âu lại không xảy ra ở Châu Á, và đặc biệt, không xảy ra tại Việt Nam? Ðó là câu hỏi được Ban Việt Ngữ chúng tôi đặt ra với ông Lý Thái Hùng, tác giả tập biên khảo mới phát hành ở hải ngoại mang nhan đề “Ðông Âu Tại Việt Nam”, một công trình mà ông dành tới 10 năm để nghiên cứu và soạn thảo.

Như thường lệ cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện, và được gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần. Cũng xin được thưa trước là những điều được ông Lý Thái Hùng trình bày trong cuộc phỏng vấn này không phản ánh quan điểm của Ðài Á Châu Tự Do.

Đọc sách “Đông Âu Tại Việt Nam”

* Bác Sĩ Phạm Viết Tú

Tôi còn nhớ nhà đại văn hào Nga Tolstoy đã có lần viết: "nếu không cảm thấy bắt buộc phải viết thì đừng viết", và các cụ ta ngày xưa cũng thường nói: "Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe". Tôi là một tay mơ về chính trị, thế mà hôm nay nhận giới thiệu đến quý vị sách chính trị "Đông Âu tại Việt Nam" của ông Lý Thái Hùng, thì thật là bạo phổi, đúng là "điếc không sợ súng". Do vậy, trong khi trình bày, nếu có điều gì sai sót, xin quý vị cùng tác giả lượng tình thông cảm.

Tôi cũng xin thưa là sự việc tôi nhận giới thiệu tác phẩm hoàn toàn không do yếu tố quen biết cá nhân, và càng không phải do tác giả là Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, vì tôi không phải là đảng viên. Tôi biết ông Lý Thái Hùng qua các bài bình luận chính trị của ông đăng trên báo chí, tôi thấy ở ông, một nhà chính trị hiện đại đích thực, có tầm nhìn chiến lược, có lập trường chính trị vững chắc, lý luận sắc bén có chứng cớ, lối trình bày rõ ràng, giản dị, có sức lôi cuốn người đọc ngay cả những đề tài chính trị khô khan.

Nhân đây tôi cũng xin cám ơn tác giả đã cho tôi cơ hội để đọc kỹ tác phẩm, nhờ vậy tôi đã tiếp thu được một số kiến thức mới và một số tài liệu với chi tiết chính xác về sự sụp đổ của các chế độ công sản Đông Âu, mà trước đây tôi chỉ biết một cách đại cương.

“Đông Âu Tại Việt Nam” dưới cái nhìn của một nữ giáo viên trong nước

* Kim Loan

Đây là bài viết của một người cô giáo dạy môn Văn trong lòng xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hà Nội. Cô giáo hiện đang tu nghiệp tại Âu Châu. Những cảm nghĩ của cô đã viết gửi đến tác giả Lý Thái Hùng sau khi đọc xong tập sách Đông Âu Tại Việt Nam trong ba ngày liền vào trung tuần tháng 2 năm 2007. Đây có thể coi là ý kiến của những người trẻ tại Việt Nam nhìn về tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam.

Dù hiểu biết hạn hẹp, tôi cũng xin có vài ý kiến về quyển "Đông Âu tại Việt Nam" của tác giả Lý Thái Hùng, một cách để nói lên lời cám ơn vụng về của tôi.

1. Về diễn tiến cách mạng dân chủ tại Đông Âu:

Đây là lần đầu tiên tôi được đọc những tường thuật chi tiết về diễn biến cách mạng dân chủ, về quá trình sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Âu. Khi đọc, tôi cứ liên tưởng đến một hình ảnh trong sách Daniel của Cựu Ước: một bức tượng khổng lồ bị đập tan bỡi một mảnh đá nhỏ, rồi tất cả những mảnh vỡ của nó bị thổi bay tứ tán, không còn dấu vết. Mẩu đá nhỏ lại trở thành ngọn núi cao (Dn 2, 29-45). Đâu là nguyên nhân khiến bức tượng khổng lồ, hung bạo bị tan nát trong phút chốt mà không phải vì từ một sức mạnh dữ dội nào ở bên ngoài, mỗi người đều có thể suy gẫm, trả lời. Tác giả đã đưa ra những câu trả lời xác đáng. Điều thú vị với tôi không chỉ là những sự kiện lần đầu tiên được nghe, được phân tích, giảng giải (tôi rời quê hương chỉ mới 2 năm, hoàn toàn không biết gì về những biến cố ở Đông Âu, kể cả việc Stalin bị người kế nhiệm tố cáo!); mà còn vì giọng văn của tác giả, giọng văn của sử gia: điềm đạm, khách quan, trình bày sự việc như nó vốn có, không hằn học, gay gắt, không la lối hoặc hả hê đắc thắng. Có lẽ tác giả thấy rõ sức mạnh tố cáo đã rất dồi dào trong từng sự việc, diễn tiến. Sau mỗi chương trình bày chi tiết về diễn biến cách mạng dân chủ ở từng quốc gia, phần "biên niên" đã làm tốt việc tóm tắt, khiến người đọc có thể ghi nhớ, khắc sâu một cách hệ thống. Tôi cũng rất thích cách tác giả so sánh đặc điểm riêng của cuộc cách mạng dân chủ ở từng nước, như một cách giúp đọc giả chiêm nghiệm và suy nghĩ về hoàn cảnh của VN, và vai trò của chính bản thân mình: góp gió cho một cơn bão đã bắt đầu.

Bài giới thiệu sách “Đông Âu tại Việt Nam” của Tiến Sĩ Kiều Tiến Dũng tại Melbourne Úc Châu

* Tiến sĩ Kiều Tiến Dũng

"Lấy chí nhân mà thay cường bạo
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn"


Kính thưa toàn thể quý vị, những lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo trên đây là để nói lên cái sự tất thắng của của chính nghĩa, của chân lý. Vì dù cái sự thật có bị bạo lực cấm đóan thì chúng vẫn sẽ mãi còn đó. Chân lý không phải vì thế mà mất đi cái sức mạnh của mình. Nếu như loài người không thể tự tiện ban ra những đạo luật có khả năng làm thay đổi những định luật thiên nhiên thì con người cũng sẽ không có được cái khả năng chận đứng được những định luật xã hội, những định luậ chính trị với cái hảo vọng là có thể chặn đứng được vòng quay của bánh xe lịch sử.

Chính cá nhân tôi đã sống ở ngay Âu Châu vào những năm 1989 - 1991, ngay vào lúc các chế độ CS bị cáo chung ở đây. Tôi cũng như bao người VN khác bị cuốn hút vào cái không khí sôi nỗi, và rồi cái hy vọng lạc quan cho đất nước VN sẽ sớm không còn CS. Nhưng cho mãi đến nay, 17 năm về sau, niềm hy vọng đó vẫn chưa thành sự thật. Tại sao? Cái gì đã đình trệ những bước tiến lịch sử không thể tránh được này? Cá nhân tôi lại thêm nhiều băn khoăn và suy nghĩ với những so sánh giữa Âu và Á; lại thao thức vì câu nhận định: "Cái nhục nghèo khó đâu có thua gì cái nhục mất nước" trong bộ phim Chuyện Tử Tế. Lại lo lắng về cái nền tảng đạo đức của VN nếu bị tiếp tục suy đồi quá lâu thì e khó hồi phục lại được, vì đồng tiền còn có thể đi ăn xin người ngoài được chứ cái văn hóa, đạo đức và bản chất của chúng ta thì chỉ có thể được gầy dựng qua một thời gian rất dài, và chỉ có thể gầy dựng bởi chính chúng ta.

Ngày Mai Tươi Đẹp

* Hiền My

Bài phát biểu của cô Hiền My trong buổi ra mắt sách “Đông Âu Tại Việt Nam” tại Brisbane, Úc Châu.

Sáng nay thức dậy, Hiền My thấy mặt trời đẹp hơn mọi khi. Trên tivi đang chiếu cuộc thảo luận giữa nội các chính phủ đang cầm quyền tại VN với các đảng phái đối lập khác. Họ đang tranh luận về những chính sách để phát triển quốc gia. Muốn không theo dõi cuộc bàn cãi cũng không được, tuổi này mình được bỏ phiếu mà.

Coi xong Hiền My cắp sách đến trường. Con đường cũng thật náo nhiệt lắm. Với tiếng rao, tiếng gõ ‘cháo lòng đây!’ ‘hột vịt lộn đây’ và thay vào tiếng than ai oán của những em bé xin ăn của trước kia là tiếng cuời nói vui vẻ, hồn nhiên của các em học sinh trong bộ đồ đồng phục. Khung cảnh hiện thực của một quê hương Việt Nam tươi đẹp ấm no.

Khoan đã, phải chăng Hiền My đang nằm mơ? Không phải đâu. Cái này người ta nói là ‘đọc gì suy đó.’ Nếu không phải mình đọc ngày đọc đêm ‘Đông Âu tại Việt Nam’ thì cái cảm tưởng đến một đời sống với nền văn minh dân chủ trên mảnh đất nước Việt Nam quê hương không hiện ra thực như vậy.

Đọc Đông Âu tại Việt Nam của Lý Thái Hùng

* Nhà Báo Đỗ Mạnh Tri

Tôi đang cầm trên tay một cuốn sách đẹp, trình bày trang nhã. Tác giả: Lý Thái Hùng, Nxb: VietNews 2006, khổ lớn, 608 trang. Cuối sách, một bản danh mục rất thuận tiện cho việt tra cứu. Đáng chú ý 62 trang hình ảnh trong 2 phụ bản với 222 tấm hình to nhỏ kèm theo lời chú thích. Với 2 phụ bản này, tác giả có thể hoàn thành một tác phẩm rất hữu ích.

Về nội dung, đây là một công trình nghiên cứu của một chính khách. Nghiêm túc, bố cục chặt chẽ, dữ kiện dồi dào và chi tiết. Tuy nhiên không thuộc loại nghiên cứu để nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu để hành động. Hơn nữa, nghiên cứu như một hành động. Tập sách biểu hiện điều mà tác giã gọi là "đấu tranh vận dụng" (coi trang 530); đấu tranh nhằm cổ võ đấu tranh. Tác giả viết để huy động những khả năng đã có, sẽ có, dù chỉ sẽ có như một ước mơ, để xây sức mạnh đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Chính vì thế, tác giả đã không ngần ngại trình bày công trình biên khảo của mình như phương thức biện minh cho một luận cứ. Trích dẫn:

03 tháng 4, 2007

Tác Phẩm Đông Âu Tại Việt Nam Đã Đến Tây Úc

* VNN

Tác giả Lý Thái Hùng đang trình bày cùng cử toạ.
Buổi ra mắt tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả LýThái Hùng đã được tổ chức tại Koondoola Community Center, vùng Koondoola, Tây Úc vào ngày Chủ Nhật, 25-03-2007 vừa qua. Tham dự buổi ra mắt sách người ta ghi nhận có Ông Nguyễn Quốc Cương, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc (CĐNVTD/TU); ông Lê Tấn Kiết, Niên Trưởng Cố Vấn BCH/CĐNVTD/TU kiêm Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam Tây Úc; ông Hồ Hữu Phối, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Tây Úc; ông Nguyễn Công Tánh, Hội Trưởng Hội Cao Niên; ông Nguyễn Đức Chính, Đại Diện Việt Nam Quốc Dân Đảng Đảng Bộ Tây Úc; ông Phạm Phước Hải, Hiệu Trưởng trường Việt Ngữ Hùng Vương; ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng Ban Phát Thanh Chương Trình Việt Ngữ của CĐNVTD/TU; ông Trần Trung Hiếu, Phân Hội Trưởng Phân Hội Chuyên Gia Việt Nam Tây Úc và bà Trần Ngọc Ánh, Phó Hội Trưởng Hội Phụ Nữ Việt Nam Tây Úc... cùng khoảng 60 đồng hương đã đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm này.

Sau nghi thức khai mạc, Ông Vũ Ngọc Thọ đã đại diện BTC lên chào mừng cử tọa và tuyên bố khai mạc buổi ra mắt sách.

Buổi ra mắt sách Đông Âu tại Việt Nam và chuyến viếng thăm của ông Lý Thái Hùng tại Brisbane

Quan khách tham dự buổi ra mắt sách tại Brisbane.
Buổi ra mắt sách “Đông Âu Tại Việt Nam” được phối hợp tổ chức bởi báo Người Việt và Cơ Sở Việt Tân tại Qld đã diễn ra trong bầu không khí thân mật và ấm cúng tại Brisbane vào ngày 17/03/2007.

Bắt đầu vào lúc 3:00 giờ chiều, buổi ra mắt sách đã bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ VN và một phút mặc niệm. Sau phần giới thiệu quan khách, BTC đã trình chiếu một đoạn slide show/phim ngắn giới thiệu về các biến cố Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và những năm đầu tiên của thập niên 1990. Những biến cố này đã là động lực khiến tác giả đã bỏ ra 10 năm nghiên cứu để tìm hiểu, rút tỉa kinh nghiệm đấu tranh chống Chủ Nghĩa Cộng Sản, dành lại tự do dân chủ của Đông Âu và đúc kết trong biên khảo giá trị “Đông Âu Tại Việt Nam”.

Ra Mắt Sách Đông Âu Tại Việt Nam Ở Nam Úc

Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc phát biểu
Buổi ra mắt sách Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng được diễn ra vào lúc 7g30 chiều ngày Thứ Sáu 23/03/2007 do Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc tổ chức. Đây là buổi ra mắt sách lần thứ tư tại Úc Châu trong chuyến đi dài 3 tuần của ông Lý Thái Hùng mà trạm chót sẽ được kết thúc bằng cuộc ra mắt sách lần thứ năm tại thành phố Perth, Tây Úc, vào Chủ Nhật 24/3/2007.

Đối với Cộng đồng người Việt tại Nam Úc có khoảng 15 ngàn người, sự việc ra mắt sách có thể coi là một sinh hoạt hiếm thấy ở đây, bởi vậy dù chưa tới 7 giờ đã có khoảng trên 80 đồng hương cùng đại diện các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể đã tề tựu đông đủ tại phòng hội số 2 của trụ sở Cộng Đồng tại số 62 Athol St, Athol Park. Không khí nóng bức cả tuần qua ở thành phố Adelaide đã hoàn toàn bị xua tan đi sau một ngày mưa lớn với lưu lượng gần 20mm nước rồi tạnh ngay từ 6 giờ chiều. Ai nấy gặp nhau, tay bắt mặt mừng, hớn hở như cùng với cỏ cây hoa lá vừa được tắm gội một trận mưa đầu thu thỏa đáng.

Tác giả ký sách kỷ niệm với đồng hương Nam Úc.
Sau phần nghi lễ, cô Vũ Thị Bích Trâm, điều hợp viên của buổi ra mắt sách đã mời ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Nam Úc, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức buổi ra mắt sách Đông Âu Tại Việt Nam lên mở lời chào mừng quý vị đại diện hội đoàn, đoàn thể, quý vị thân hào nhân sĩ và quý đồng hương hiện diện, đặc biệt ngỏ lời chào đón nồng nhiệt đến tác giả Lý Thái Hùng từ Hoa Kỳ tới Nam Úc.

Kế đó là phần trình chiếu slideshow về tiến trình các cuộc đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản chuyển sang chế độ dân chủ của dân chúng 7 nước Đông Âu. Phải nói rằng, dù các cuộc đấu tranh ở Đông Âu chỉ tóm gọn trên 12 phú đồng hồ nhưng cũng làm cho cử tọa đầy phấn khích và hiển nhiên cho thấy cái chế độ độc tài toàn trị hung bạo đến đâu cũng vẫn bị sụp đổ như thường, và cái gọi là "chủ nghĩa bách chiến bách thắng" mà cộng sản tuyên truyền đã hoàn toàn bị thất bại trước sức tấn công vũ bão của người dân.

Tiếp theo, cô Bích Trâm đã giới thiệu giáo sư Nguyễn Văn Phụng, người đã hào hứng nhận phần điểm sách Đông Âu Tại Việt Nam của Ban tổ chức. Ông Phụng cũng là cựu Phó chủ tịch Nội vụ của Cộng Đồng Người Việt Tự Do - Nam Úc (2001-2005) cũng như từng là cựu Phó chủ tịch Nội vụ của Cộng Đồng Công Giáo Nam Úc (1985-1989). Giáo sư Phụng đề cập đến lý do ông nhận phần quan trọng này và đưa ra một số nhận định riêng của cá nhân ông về cuốn sách Đông Âu Tại Việt Nam. Theo ông, dù không phải là người không hoạt động chính trị nhưng chỉ với con mắt thuần túy nhà giáo thì ông phải công nhận là cuốn sách nghiên cứu này rất công phu, nội dung xúc tích với rất nhiều tài liệu tham khảo, khả tín và khoa học. Ông cho rằng mỗi người nên đọc, nhất là những nhà hoạt động chính trị, cách mạng vì ông tin rằng, dù hoàn cảnh, lịch sử, văn hóa, dân trí các nước Đông Âu khác với Việt Nam nhưng cũng vẫn sẽ rút được nhiều bài học cho công cuộc dân chủ hóa Việt Nam vì chế độ cộng sản ở đâu cũng vậy.

Kế đó, sau phần giới thiệu ngắn gọn về thân thế và đời hoạt động của tác giả Lý Thái Hùng, tác giả sách Đông Âu Tại Việt Nam đã lên chia sẻ với cử tọa về hoàn cảnh và lý do nào đã viết cuốn Đông Âu Tại Việt Nam. Khởi đầu ông chỉ muốn ghi lại mọi diễn tiến dân chủ hóa ở Đông Âu để học tập nội bộ với anh em Việt Tân nhưng sau chính vì thấy một số nước Đông Âu sau khi đã chuyển đổi thể chế dân chủ rồi mà hậu thân đảng cộng sản lại quay lại hoạt động nên ông đã viết thêm 2 chương liên quan đến thân phạn Việt Nam. Ông Lý Thái Hùng cũng đã nói lên những ước mơ đẩy được công cuộc đấu tranh xoá bỏ ách độc tài đảng trị tại Việt Nam, hầu thực hiện được giấc mơ canh tân ngàn đời.

Dược sĩ Đặng Kim Loan chia sẽ cảm tưởng về tác phẩm.
Tiếp theo là lời phát biểu của nữ dược sĩ Kim Loan. Cô Loan là một khuôn mặt trẻ năng động trong nhiều sinh hoạt trong cộng đồng vào những năm gần đây. Cô hiện đang sinh hoạt trong Hội Văn Học Nghệ Thuật Nam Úc và ưa thích các công tác văn nghệ từ thiện. Cô Kim Loan cho biết, nhờ có cuốn Đông Âu Tại Việt Nam mà cô hiểu rõ được bối cảnh và cuộc đấu tranh ở các nước Đông Âu lật đổ chế độ cộng sản như thế nào. Từ đó phóng chiếu vào hoàn cảnh Việt Nam thì cô thấy rất là hy vọng. Điểm đặc biệt mà cô làm cho cử tọa nhớ và thán phục nhất khi cô đề cập đến tinh thần đoàn kết, là: "... nếu chúng ta không nói được những lời gì có ích lợi thì cũng đừng nên nói những lời thiếu ý thức trách nhiệm, làm hại đến công cuộc đấu tranh chung"...

Buổi ra mắt sách kết thúc lúc 10giờ45 tối, sau phần tiệc trà thân mật có chút rượu nho Nam Úc!..