01 tháng 11, 2007

Sách "Đông Âu Tại Việt Nam" Ra Mắt Tại Tokyo

* Ngô Văn Nam

Tác giả trình bày tác phẩm tại Tokyo, Nhật Bản.
Tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam đã được xuất bản cách đây hơn nửa năm và ra mắt tại nhiều nơi trên thế giới lần này đến lượt Tokyo, một nơi không thể thiếu, không phải chỉ vì Tokyo là một thành phố lớn vào bậc nhất thế giới mà Tokyo còn là nơi mà tác giả Lý thái Hùng đã sinh sống trên 15 năm vào khoảng hai thập niên trước. Buổi ra mắt sách được tổ chức tại hội quán Yuai, ngay trung tâm thủ đô Tokyo vào chiều ngày 22 tháng 7 năm 2007 mang nhiều tính chất của một cuộc gặp gỡ và đàm đạo thân mật vì đã qui tụ đông đảo những tấm lòng luôn quan tâm đến tình hình đất nước và cũng bởi tác giả từng là một cựu sinh viên tiền phong trong các phong trào đấu tranh và rất được ngưỡng mộ tại Nhật.

Sau nghi thức chào cờ, ông Ngô Văn, trưởng ban tổ chức đã lên cám ơn quý quan khách, quý đồng hương đến tham dự; theo lời của ông Ngô Văn thì tù trước đến nay Cộng đồng người Việt tại Nhật đã tổ chức rất nhiều buổi họp mặt như thế này nhưng tất cả đều hướng vế công tác đấu tranh, công việc của Công đồng hay xã hội, nhưng buổi sinh hoạt chiều hôm nay có thể nói đây là lần đầu tiên chúng ta giới thiệu về một tác phẩm mà những ai quan tâm đến tình hình đất nước nên tìm đọc.


Tiếp theo là ông Nguyễn Phương Khanh, Hội trưởng Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật, Đại diện phía quan khách đã lên ngõ lời chúc mừng tác giả. Ông Hội trưởng có nhận xét là những gì xảy ra ở Đông Âu trước đây hiện đang lập lại tại Việt Nam, ông còn cho biết mới nhận được một bức thư của nhiều đồng bào khiếu kiện ở trong nước cám ơn sự quan tâm của người Việt tại Nhật qua việc gởi tiền về giúp thêm phương tiện đòi chính quyền CSVN phải trả lại ruộng đất cho dân oan. Ông Tuấn, một người bạn cũ của tác giả đã lãnh phần giới thiệu tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam , ông đã đưa ra các nhận xét rất chi tiết và xác đáng đối với nội dung cuốn sách. Từng trang sách, thậm chí là từng câu chữ đã được bình phẩm một cách công phu, cẩn thận và đã đạt được sự đồng thuận của cả hai phía đối thoại.

Một điều làm mọi người hết sức ngạc nhiên và rất thích thú đó là lời phát biểu cảm tưởng bằng tiếng Việt rất chuẩn xác của một người Nhật, đó là nữ giáo sư tiến sĩ Nakano Ari đang dạy tại ba trường đại học Waseda, Keio và Kokugaku toàn là những đại học nổi tiếng ở Nhật. Giáo sư Nakano cho biết năm ngoái đã có dịp đi Việt Nam và được gặp một số các nhà đấu tranh dân chủ, nay đọc cuốn sách Đông Âu Tại Việt Nam của tác giả Lý Thái Hùng, tôi cảm thấy chuyện Việt Nam ngày hôm nay hao hao giống chuyện Đông Âu cách đây hơn 10 năm. Chuyện gì phải đến, chắc chắn nó sẽ tới....

Sau đó, mọi người đến dự đã có dịp nghe tác giả kể lại những mẫu chuyện lý thú chung quanh sự thai nghén và ra đời của tác phẩm. Trong hơn 10 năm ròng rã làm việc để sưu tập và hệ thống các dữ kiện, đã có những năm tháng tác giả ban ngày đi làm, đêm về viết liên tục từ 1 giờ khuya dến 5 giờ sáng. Một tác phẩm nghệ thuật thuần túy thường được nuôi dưỡng bằng cảm hứng hoặc mộng tưởng, chứ với tập biên khảo khô khan này, người đọc có thể hiểu được rằng tại mỗi đầu con chữ cứng cáp kia đã chứa đựng một hoài bão khôn nguôi về tiền đồ chính trị sáng tươi của đất nước. Cũng theo tác giả thì hai chương kết luận 9 và 10 đã được viết rất kỹ lưỡng. Người đọc hẳn đồng ý rằng tài năng biên khảo của tác giả đã được dung nạp rõ nét nhất trong hai chương sách này. Phần lớn của 120 tài liệu tham khảo trong cũng như ngoài nước đã được chắt lọc tại đây để làm sáng tỏ những luận điểm của tác giả. Tất cả người nghe đều đã rất tâm đắc với 4 căn nguyên chủ yếu đưa đến sự tan rã của Đông Âu, đó là tình trạng phân liệt trong hàng ngũ lãnh đạo đảng cộng sản, sự hình thành các tổ chức đối lập, tình trạng cải cách nửa vời tạo ra bất ổn chính trị và áp lực nặng nề của quốc tế.

Tại phần thảo luận và trao đổi tâm tình, tác giả cho biết mơ ước nguyên thủy của tập sách là sẽ được lưu giữ và tham khảo trong các đề tài nghiên cứu và chương trình giảng dạy về chính trị học hiện đại tại các cơ sở giáo dục. Giáo sư Nakano Ari sẽ là người dịch tác phẩm này sang tiếng Nhật vì theo Giáo sư cuốn sách giá trị này cần phải được chuyển dịch và phổ biến để mọi người hiểu biết sâu sắc hơn về bài học Đông Âu, đặc biệt là để cải chính những suy nghĩ thiếu chính xác đối với nền chính trị hiện tại của Việt Nam trong các giới quan tâm tại Nhật bản”.

Điều đáng ghi nhận là tin tức thời sự nóng bỏng về vụ biểu tình khiếu kiện 27 ngày đêm của đồng bào Tiền giang và 18 tỉnh lân cận được nhắc đến trong dịp này lại một lần nữa đã minh chứng cho thông điệp chung bàng bạc khắp các trang sách.: “Cuộc cách mạng tại Đông Âu được bắt đầu bằng một nhóm người nhỏ trước khi dẫn đến những cuộc biểu tình long trời lở đất vài trăm ngàn người”, chính lời tâm sự cuối này của tác giả trước khi từ biệt đã làm bừng sống ngọn lửa đấu tranh nung nấu trong lòng mọi người tham dự.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét