14 tháng 4, 2007

Đọc Đông Âu tại Việt Nam của Lý Thái Hùng

* Nhà Báo Đỗ Mạnh Tri

Tôi đang cầm trên tay một cuốn sách đẹp, trình bày trang nhã. Tác giả: Lý Thái Hùng, Nxb: VietNews 2006, khổ lớn, 608 trang. Cuối sách, một bản danh mục rất thuận tiện cho việt tra cứu. Đáng chú ý 62 trang hình ảnh trong 2 phụ bản với 222 tấm hình to nhỏ kèm theo lời chú thích. Với 2 phụ bản này, tác giả có thể hoàn thành một tác phẩm rất hữu ích.

Về nội dung, đây là một công trình nghiên cứu của một chính khách. Nghiêm túc, bố cục chặt chẽ, dữ kiện dồi dào và chi tiết. Tuy nhiên không thuộc loại nghiên cứu để nghiên cứu. Tác giả nghiên cứu để hành động. Hơn nữa, nghiên cứu như một hành động. Tập sách biểu hiện điều mà tác giã gọi là "đấu tranh vận dụng" (coi trang 530); đấu tranh nhằm cổ võ đấu tranh. Tác giả viết để huy động những khả năng đã có, sẽ có, dù chỉ sẽ có như một ước mơ, để xây sức mạnh đấu tranh cho tiến trình dân chủ hóa đất nước. Chính vì thế, tác giả đã không ngần ngại trình bày công trình biên khảo của mình như phương thức biện minh cho một luận cứ. Trích dẫn:



"Chúng tôi chọn tựa đề "Đông Âu Tại Việt Nam" vì nghĩ rằng những yếu tố đã từng xảy ra tại các quốc gia Đông Âu, đưa đến sự tan rã của khối cộng sãn quốc tế vào cuối thập niên 80 của đầu thế kỷ 20, chắc chắn sẽ được lập lại ở Trung Quốc và Việt Nam. Đương nhiên sự lập lại này không giống nhau hoàn toàn; nhưng bản chất của các hiện tượng xảy ra sẽ gần giống nhau, tùy theo phản ứng đối phó của ban lãnh đạo đảng CSVN và Trung Quốc, cũng như tùy theo sự chủ động nhiều hay ít của các lực lượng dân chủ trong việc điều hướng các phong trào quần chúng tạo áp lực chính trị lên chế độ. Chính vì nghĩ như vậy, chúng tôi đã theo đuổi việc nghiên cứu này trong 10 năm, cố gắng thu thập, tổng hợp mọi dữ kiện x/y ra theo diễn biến tại từng quốc gia, để quý đọc giả có thể hiểu rõ ràng tất cả mọi khía cạnh của câu chuyện, từ cách đối phó của nhóm cầm quyền cho đến lúc chế độ sụp đổ. Trong khi đó phần VN chúng tôi đã nêu lên những yếu tố nhằm chứng minh rằng, những gì đã từng làm cho Đông Âu sụp đổ, thì đã và đang xảy ra tại VN, để giúp quý độc giả suy nghiệm và cùng nhau tìm ra những lời giải cho công cuộc dân chủ hoá VN. Nói cách khác, chúng tôi muốn dùng 8 chương đầu của tập sách để trình bày những kinh nghiệm của Đông Âu, giúp chúng ta rút ra những bài học để ứng dụng vào hoàn cảnh VN" (tr.18). Như vậy, muốn tìm hiểu tiến trình tan rã và sụp đổ của các nước Đông Âu, chúng ta có 8 chương đầu. Muốn tìm hiểu tại sao VN cũng sẽ như Đông Âu ta có thể đi thẳng vào phần VN tức 2 chương cuối.

Những yếu tố đã làm cho Cộng sản Đông Âu sụp đổ

Tình trạng phân liệt trong hàng ngũ lãnh đạo, do những bất đồng quan điểm trong việc cải tổ cần thiết (coi tr. 460)

Sự bất mãn của người dân đã biểu hiện thành những cử chỉ phản kháng với sự xuất hiện của những tổ chức ngoài luồng, những tổ chức đối lập vượt tầm kiểm soát của chính quyền (coi tr.466).

Cại cách nữa vời để mua thời gian. Hậu quả: trì trệ, bất ổn xã hội, rồi chính trị. Những phong trào đấu tranh bùng phát (coi tr.469).

Áp lực quốc tế trên các mặt nhân quyền, tự do dân chủ trong tiến trình mở rộng giao thương, buôn bán làm chùn bước chính quyền trong những đòn khủng bố và hỗ trợ các lực lượng đối kháng.

Những gì đã và đang xảy ra ở VN

Diễn tiến phân liệt trong nội bộ đảng CSVN. Theo tác giả, sự phân liệt đã tới giai đoạn cuối cùng: "Sau đại hội toàn đảng kỳ X, đảng CSVN sẽ rơi vào viễn cảnh số ba. Đây là viễn cảnh thường xảy ra vào giai đoạn cuối trào của các đảng cs như tại Hung Gia Lợi, Bulgaria và Tiệp Khắc vào năm 1989 khi trong hàng ngũ lãnh đạo không có một nhân sự nào đủ tầm vóc, đứng lên thâu tóm quyền lực trong lúc nội bộ đảng bị biến chất theo màu xanh của đô la Mỹ" (tr.488).

Những chống đối của các lực lượng đối kháng cũng chính muồi: "Thời kỳ đấu tranh mang tính đơn lẻ của từng cá nhân đã bước sang thời kỳ phản kháng tập thể, có tổ chức và có thể liên hoàn để chuẩn bị cho sự ra đời một phong trào dân chủ quy tụ mọi thành phần trên một mẫu số chung là chấm dứt ách độc tài cs để canh tân VN" (tr.496).

Những chống đối đa diện của quần chúng "khiến cho đảng cs không thể nào ổ định được tình hình và luôn luôn trong tình trạng phải cảnh giác và đề phòng" (tr.496)

Áp lực quốc tế trong lãnh vực kinh tế, chính trị cũng như nhân quyền, tôn giáo khá mạnh. Ở đây phải kể vai trò người Việt hải ngoại.

Viễn cảnh trước mắt

Sau 20 năm đổi mới, đảng cs thoát bị tan rã. Nhờ 3 yếu tố:

Đảng kiểm soát chặt chẻ người dân, đặc biệt ở nông thôn. Những đòi hỏi đa đảng, đa nguyên của một số trí thức không mấy ảnh hưởng tới sinh hoạt ở nông thôn.

Bộ máy công an quân đội vẫn trong tay đảng.

Đảng đã thoát được vòng vây của thế giới, đặc biệt của Hoa Kỳ, sau khi rút khỏi Campuchia.

"Sự tồn tại của CSVN cho đến ngày hôm nay, đa số là nhờ vào quán tính của đảng, tức là nhờ vào hạ tầng cơ sở đảng và bộ máy quân đội công an còn vững chắc, cùng với sự việc thoát vòng cô lập của thế giới, chứ không phải do tài lãnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế hay chính trị. Hơn thế nữa, từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh, quan tâm duy nhất của nhiều người dân trong những năm cuối thế kỷ 20 là chỉ bươn chải kiếm sống trong giới hạn chế độ cho phép mà thôi. Đa số chưa nhận ra những quyền đương nhiên của mình mà đảng cs vẫn cố tình phủ nhận (tr.526).

Tuy nhiên, từ năm 2001 trở đi có thay đổi:

Khiếu kiện, biểu tình, đình công, các nhà dân chủ ...

Vào WTO với những luật chơi mới.

Vậy có 3 viễn cảnh:

Đảng còn khả năng kéo dài tình trạng hiện nay, "tiếp tục không chế xã hội về mọi mặt, tiếp tục đu dây giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ".

Đảng dần dần biến thái và chấp nhận một số cải tổ chính trị nhưng "vẫn nắm chặt sự kiểm soát toàn xã hội".

Đảng sụp đổ trước "sự đấu tranh mạmh mẽ của các phong trào quần chúng và các lực lượng đối kháng ..."(tr.527)

Giải pháp

Dĩ nhiên không thể chờ đợi gì ở đảng cs. Dù cá mè một lứa, họ vẫn dựa vào nhau để sống dai. Cũng không nên chờ vào ngoại quốc.

Như vậy thì giải pháp chỉ có thể đến từ dân, từ:

Đại khối quần chúng tại quốc nội. Những đảng viên phản tỉnh. Các lực lượng đảng phái. Cộng đồng người Việt hải ngoại (tr.537).

Quần chúng là một tiềm lực. Chuyển tiềm lực ấy thành ý thức và hành động. Khó đấy. Những đảng viên thức tỉnh (trong đó những người yên lặng). Phong trào đấu tranh và chính đảng sẽ đại diện cho mọi lực lượng dân tộc. Cộng đồng người Việt hải ngoại tiếp tay cho các phong trào quần chúng lớn mạnh đồng thời vận động dư luận quốc tế. "Nếu kết hợp được 4 tiềm lực nói trên để chuyển thành hành động trong sự kết hợp nhịp nhàng, dân tộc VN sẽ có một vũ khí đáng kể tạo ra nhiều áp lực thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội, hành chánh, luật lệ và từ đó lấn dần sẽ chủ động để thay đổi thể chế cai trị như những dân tộc tại Đông Âu và các nước cựu thành viên Liên Xô đã làm trong những năm qua" (tr.539-540).

****

Thường khi ra mắt sách, chúng ta dễ rơi vào tình trạng tung hứng kiểu áo thụng vái nhau. Vì trân trọng tác giả, xin nêu ra đây một vài vấn nạn.

Đông Âu.

Tác giả "nghĩ rằng những yếu tố đã từng xảy ra tại các quốc gia Đông Âu, đưa đến sự tan rã của khối cs quốc tế vào cuối thập niên 80 của thế kỷ 20". Đưa đến hay mào đầu? Vì Đông Âu sụp đổ nên Nga Xô mới sụp đổ? Hay vì tất cả những biến chuyển trong thành trì khối cs từ Krutchev, Gorbachev?

Cũng trong viễn tượng đó, những yếu tố đã làm cho cs Đông Âu sụp đổ, có thật là những yếu tố, những "căn nguyên" như tác giả viết hay chỉ là những hệ quả, những diễn tiến cuối cùng, cũng như tác giả viết trong phần cho Đông Âu, của nhiều căn nguyên khác? Trường hợp Ba Lan khá điển hình: ta thấy một chế độ cai trị bằng bạo lực và dối trá phải đầu hàng trước sức mạnh của những đoàn người quyết liệt nhưng ôn hoà, liên đới. Đừng sợ, sự thật sẽ giải thoát chúng ta. Khẩu hiệu ấy vẫn còn vang dội như một mệnh lệnh, một xác tín. Phải chăng căn nguyên của sự sụp đổ nằm trong bản chất của chế độ cs?

So sánh Đông Âu với VN

Về phiá chế độ, xin nhắc lại lời của tác giả trên kia:

"Sự tồn tại của chế độ CSVN cho đến ngày hôm nay, đa số là nhờ vào quán tính của đảng, tức là nhờ vào hạ tầng cơ sở đảng và bộ máy quân đội công an còn vững chắc, cùng với sự việc thoát vòng cô lập của thế giới, chứ không phải do tài lãnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế hay chính trị".

Sự bất tài của lãnh đạo đảng quá hiển nhiên. Nhưng nếu sự tồn tại của chế độ cs dựa vào bộ máy công an quân đội còn vững chắc thì sẽ kéo dài cho tới khi bộ máy đó lung lay ...?

Những sự việc xảy ra ở Đông Âu thì đã và đang xảy ra ở VN, nhưng đã từ khá lâu rồi. Đã ... nghiã là xói mòn. Đã bắt đầu đổ từ nhiều năm và hiện nay có vẻ sống dai hơn với WTO, PNTR ..? như tác giả nói: cá mè một lứa nhưng phải dựa vào nhau để sống?

Về phía ta, cũng xin nhắc lại lời của tác giả"

"Từ một xã hội nông nghiệp sau nhiều năm chiến tranh, quan tâm duy nhất của nhiều người dân trong những năm cuối thế kỷ 20 là chỉ bươn chải kiếm sống trong giới hạn chế độ cho phép mà thôi. Đa số chưa nhận ra những quyền đương nhiên của mình mà đảng cs vẫn cố tình phủ nhận". Hiện nay có khá hơn. Nhưng về căn bản thì như lời ông Lê Hồng Hà được tác giả trích dẫn (tr.373): VN không có truyền thống dân chủ, lại thiếu truyền thống quật cường nội bộ". Phải chăng đây là điểm khác biệt lớn giữa chúng ta và Đông Âu?

Còn nhiều câu hỏi khác có thể đặt ra ... Giá trị của một tác phẩm chính là giúp ta tự đặt cho mình những câu hỏi. Để kết luận, Đông Âu tại Việt Nam, hay VN thoát ách chế độ toàn trị hiện nay biến dạng thành chế độ độc tài công an trị là một đòi hỏi. Thực hiện đòi hỏi đó có lẽ còn là một giấc mơ lúc này. Nhưng có giấc mơ nào đẹp hơn cho đất nước và con người VN. Chúng ta đang cần có những chính khách dám mơ đủ để thay đổi thực tại.

Cám ơn quý vị.

Đỗ Mạnh Tri
Paris 04.03.07

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét