Lễ khai mạc buổi ra mắt sách tại Paris |
Mở đầu chương trình là nghi thức chào cờ Quốc Gia và phút mặc niệm tưởng nhớ đến các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam. Sau đó ông Nguyễn Ngọc Bình đại diện đảng Việt Tân tại Pháp đã ngỏ lời chào mừng quan khách và mời mọi người xem lại những hình ảnh của các cuộc đấu tranh giành Tự Do Dân Chủ của các nước cựu CS tại Đông Âu và Liên Xô trước đây. Kế tiếp Bác sĩ Trần Đức Tường, được giới thiệu là một người chiến hữu, từng đấu tranh và làm việc bên cạnh tác giả Lý Thái Hùng hơn 20 năm qua, lên nói về tiểu sử của tác giả. Sau phần giới thiệu của Bác sĩ Trần Đức Tường, nhiều tràng pháo tay chào đón ông Lý Thái Hùng, tác giả tập sách “Đông Âu tại Việt Nam” đã đến từ Californie Hoa Kỳ.
Trong phần nói chuyện, ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ sơ qua về động lực và những câu chuyện vui buồn trong hơn 10 năm mà ông đã dành thì giờ nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo các sách báo để viết về tập sách Đông Âu tại Việt Nam. Tác giả Lý Thái Hùng cho biết động lực khiến ông bắt đầu nghiên cứu và viết về Đông Âu từ cuối năm 1995 khi các nhóm cựu cộng sản tại Ba Lan và Hung Gia Lợi trở lại nắm chính quyền sau khi đánh bại phe dân chủ trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi cuộc cách mạng dân chủ xảy ra vào năm 1989. Tuy đã viết xong các chương liên quan đến Đông Âu nhưng ông không dự tính in thành sách. Mãi đến năm 2005, khi tình hình Việt Nam đã có những biến chuyển thuận lợi với sự lớn mạnh của các lực lượng dân chủ, ông Lý Thái Hùng đã cố gắng hoàn tất hai chương cuối liên quan đến việc đối chiếu những biến cố ở Đông Âu vào tình hình Việt Nam để rút ra những kinh nghiệm cho công cuộc đấu tranh hiện nay.
Ngoài ra tác giả Lý Thái Hùng cũng cho biết thêm về việc chọn tựa đề “Đông Âu tại Việt Nam” cho quyển sách là một sự trao đổi khá “sôi nổi” giữa tác giả với nhiều vị thức giả ở trong và ngoài nước khi tác giả nhờ những vị này đọc tập bản thảo trước khi sách đưa đi in. Đa số quý vị thức giả tại hải ngoại đề nghị chọn tựa đề “Bài học Đông Âu cho Việt Nam” trong khi đó, những vị thức giả tại quốc nội thì đề nghị chọn tựa đề “Đông Âu tại Việt Nam" để nói lên sự quyết tâm đấu tranh của người Việt. Kế đến, Kỹ sư Nguyễn Ngọc Danh đã lên điều hợp phần trao đổi về nội dung quyển sách với sự phát biểu của ba diễn giả gồm giáo sư Đỗ Mạnh Tri, nhà văn Vũ Thư Hiên, giáo sư Bùi Xuân Quang.
Giáo sư Đỗ Mạnh Tri. |
Nhà văn Vũ Thư Hiên. |
Giáo sư Bùi Xuân Quang |
Xen kẻ phần phát biểu của ba diễn giả, một số vị trong hàng ghế cử tọa đã chia xẻ ý kiến và nêu câu hỏi để cho tác giả và diễn giả triển khai thêm hầu soi sáng thêm tình hình nội bộ Việt cộng hiện nay và những sự trù dập, khủng bố gay gắt gần đây của Việt Cộng. Đặc biệt là vào phần cuối chương trình, Ban Tổ Chức đã giới thiệu đến cử tọa về bài phát biểu của một nữ giáo viên sống tại Việt Nam sau khi đọc được nội dung quyển sách qua một vài trích đoạn như: “Tôi là một giáo viên … dù hiểu biết hạn hẹp tôi cũng xin có vài ý kiến về quyển “Đông Âu tại Việt Nam”… Đây là lần đầu tiên tôi được đọc những tường thuật chi tiết về biến cố Đông Âu. Điều thú vị không phải là những sự kiện lần đầu tiên được nghe mà còn vì giọng văn tác giả, giọng văn sử gia, điềm đạm, khách quan, trình bày sự việc như vốn nó có, không hằn học, gay gắt, không la lối hoặc hả hê đắc thắng …”
Chương trình được chấm dứt vào lúc 18 gìờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét